Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/07/2016, 23:05 PM

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Bà nội

Những khi đi quyên giáo được ít, bà tôi ngồi bần thần một mình. Bà ngồi ở hiên nhà, cầm nón quạt, mồ hôi dính cả những hạt trấu trên tóc, khi có gia đình đóng góp bằng thóc. Tôi gỡ hạt trấu trên tóc bà.

Bà nội tôi, răng đen hạt huyền. Bà nghiện trầu lắm, lúc nào cũng thấy bà nhóp nhép nhai trầu. Nên môi bà lúc nào cũng đỏ, như con gái tô son bây giờ. Trên đầu bà lúc nào cũng chít khăn mỏ quả, khuôn mặt trái xoan lúc nào cũng hồng hào làm cho bà càng thêm đẹp lão. Bà tôi có tiếng là hay chuyện, xởi lởi, như kiểu người ta nói là “chưa thấy người đã thấy tiếng ấy”- lúc nào cũng nghĩ tốt, làm tốt cho mọi người nên trong làng ai cũng quý. Bà thuộc mẫu người “răng cắn chỉ, người thắt đáy lưng ong”- tôi nghĩ chắc xưa bà là cô gái quê đẹp chứ không phải vừa. Ngoài ăn trầu, bà còn hút thuốc nào, nhưng chỉ thỉnh thoảng lúc đàm đạo chuyện chùa chiền với mấy bà khác thôi.

Ngôi chùa Hoa Yên của làng nằm bên sông Tráng, xưa không biết thế nào, chứ lúc ấy chỉ còn mỗi gian Tam Bảo. Trước kia, hồi kháng Pháp, chùa là nơi che dấu cán bộ. Ở dưới nền chùa trước có cái hầm, nghe nói chính nơi ấy là nơi thành lập chi bộ đâu tiên của vùng này. Bây giơ cái hầm đã lấp lại rồi nhưng vẫn còn dấu tích, đường hầm bí mật thông ra sông, để nếu có “động” thì cán bộ có thể trốn thoát sang bên kia sông.

Chùa không có sư, không biết có phải do chùa nghèo quá, dân vùng này cũng nghèo quá nên không có sư nào chịu về. Một thời gian dài là vậy, chỉ có các già trong làng bảo nhau ra quét tước, chỉ có Rằm mùng Một mới mở cửa để một vài các già đến tụng kinh, hay dân đến thắp hương thôi. Gian Tam Bảo nhỏ với một bức tượng Phật, một quả chuông là có giá trị. Nhiều hôm trời mưa bão, các cụ phải nhờ đám thanh niên lấy vải mưa trùm lên phía trên mái ngói, sau đó chèn gạch lại... Tình cảnh ấy kéo dài rất lâu.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Bà nội tôi, cùng với bà Bỗng... đã bàn với nhau, với các già là đi quyên giáo để xây lại gian Tam Bảo cho chắn chắn, chứ cứ để như thế thì có tội với Phật lắm. Các cụ đề xuất với trưởng thôn, nhưng anh này gạt phắt đi, bởi trường mầm non của thôn cũng còn chưa xây xong do thiếu kinh phí. Không được chính quyền ủng hộ, nhưng các cụ già họp nhau lại, tự thành lập ban quyên giáo.

Hàng này, các già chia nhau từng nhóm đến từng gia đình vận động, người có tiền, có thóc, có gạch ngói... có gì đóng góp ấy, để xây lại ngôi Tam Bảo. Khi các cụ vận động được khá nhiều rồi, sổ sách ghi lại rõ ràng, thì mới được anh trưởng thôn, và các đoàn thể ủng hộ.

Hồi ấy, tôi học lớp 4- lớp 5, đi  học về là cứ thấy các bà già ngồi ăn trầu, hút thuốc... thảo luận về chuyện chùa chiền, về chuyện đi quyên giáo hôm nay được bao nhiêu. Các bà có sổ sách ghi lại theo từng mục, tên của từng gia đình... Thấy tôi về, thể nào bà tôi cũng bảo tôi kiểm tra xem đã cộng đúng chưa. 

Không chỉ được các bà nhờ xem lại “sổ sách”, tôi còn được bà nhờ chép lại các cuốn Kinh, bà mượn được ở đâu cuốn Kinh (mỏng mỏng) lại về nhờ tôi chép lại trong cái cuốn vở ô-li, vì hồi ấy chưa có nhiều kinh sách ấn tống hay in ấn dễ dàng như bây  giờ. Tôi là đứa cháu lớn, là cháu đích tôn của bà, viết chữ lại to rõ ràng, nên được bà “tín nhiệm” nhờ vả cũng là dễ hiểu. Bà thường đốc thúc chép nhanh để bà còn trả lại người ta. Vở ô-li, dù tôi viết chữ to như quả trứng gà, nhưng nhiều chữ bà vẫn phải đánh vần mới đọc được. Dù vậy, bao giờ bà cũng khen tôi: Giỏi. Nhờ công việc đó nên sau này những đoạn trong quyển Kinh A Di Đà tôi vẫn thuộc là vì thế.

Có lẽ vì được bà nhờ chép Kinh và xem lại “sổ sách”, nên mỗi khi Rằm, mùng Một, hay ngày lễ, bà đi chùa về thể nào bà cũng có quà cho tôi, khi thì cái oản, quả chuối, mấy quả nhãn ở cây trong sân mà nhà chùa trồng... Có nhiều, thì những đứa khác mới được chia, còn có ít thường là tôi được nhận ưu tiên hàng đầu, bà bảo “dấu đi, không chúng nó tỵ!”. 

Những khi đi quyên giáo được ít, bà tôi ngồi bần thần một mình. Bà ngồi ở hiên nhà, cầm nón quạt, mồ hôi dính cả những hạt trấu trên tóc, khi có gia đình đóng góp bằng thóc. Tôi gỡ hạt trấu trên tóc bà. Bà lại quạt cho tôi, khen tôi: “Vừa rồi, cháu chép Kinh, bà đọc rõ lắm”. Tôi lại hỏi bà: “Cây nhãn ở chùa còn nhiều quả không?”. Tôi là đứa thích được ăn hơn là lời khen. Bà bảo, còn nhưng giờ toàn quả trên cao, không khều để hái được.

... Mấy bà còn rủ nhau đi  mót lúa nữa.

Và thế rồi, tịnh tài, tịnh vật và ngày công, ai có gì góp nấy, ngôi Tam Bảo cũng được ra đời. Không thuê khoán thợ với bên A, bên B như bây giờ, mà người trong làng toàn làm công quả hết. Bác Nghê tôi  là tay thợ mộc cứng cựa nên nhận làm giúp phần gỗ... Mọi sự hoàn thành, nói là ngôi Đại hùng Bảo điện cho oai chứ thật gia là gian Tam bảo, và hai bên... điều chắc chắn là khi mưa bão, các cụ không phải nhờ đám thanh niên trùm vải mưa lên ngói nữa. 

Ngôi chùa với gian Tam Bảo, bà nội tôi và các già trong làng đi quyên giáo để xây dựng nay cũng đã được xây lại khang trang hơn nhiều. 

Đô thị hóa nông thôn mà. Có mấy doanh nghiệp về đây đầu tư, muốn lấy lòng địa phương hay sao ấy mà công đức rõ nhiều để xây lại ngôi chùa. Ngôi chùa thât hoành tráng. Mấy tỷ kia mà, nhưng sao tôi vẫn thấy bâng khuâng khi nhớ về ngôi chùa xưa mà bà nội tôi, cùng bà Bỗng cũng như các già làng đi quyên giáo xây dựng? Chùa to, sư về, kéo cả nhiều đệ tử nữa... Ồn ào. Không vui sao được- “nhà có vàng không bằng làng có sư” nhưng tôi vẫn thấy bâng khuâng. Tôi đang lẩn thẩn hay sao ấy, khi lại nhớ nhung cái nghèo, cái cũ- nhớ và thích cái ngôi Tam Bảo xưa với sự thanh tịnh cần thiết của ký ức tâm linh.

Hôm nay ngồi đây, nơi bến sông cạnh ngôi chùa Hoa Yên này. Đến lúc này tôi cũng không hiểu sao bà cháu tôi lại thoát nạn đến kỳ lạ như thế, chuyện là ngày mùng 3 Tết năm ấy, bà nội tôi bảo tôi - là cháu đích tôn của bà và đứa em gái con chú tôi, cùng bà sang bên làng Áng Dương, của xã Trung Lập để chúc Tết ông cậu Thú. Từ làng tôi, sang làng bên ngăn cách bởi con sông. Sông Tráng nước mênh mông, đã ngăn cách sự đi lại giữa 2 làng. Không như bây giờ đã có cầu bê tông chắc chắn, xe máy, ôtô chạy vèo vèo, chứ trước kia muốn sang bên đó chỉ có cách là đi đò.

Do đò giang cách trở, nên hồi ấy nghĩ đến sang bên Áng Dương nó xa xôi như câu hò vậy. Nên dù bà tôi có ông cậu ở làng bên kia sông, nhưng hầu như có việc quan trọng hay như Tết mới có dịp được gặp nhau.    

Ông lái đò cừ khôi còn đang say bí tỷ sau một chầu nhậu, đã bảo con gái ông ấy chở 3 bà cháu tôi sang sông. Nước ròng, chảy xiết, con gái ông lái đò mới học nghề nên chưa thạo. Giữa dòng, tròng trành, nước đã bắt đầu tràn vào, trên đò không có phao, khi mọi người hoảng lên thì con đò càng tròng trành hơn. 

Không hiểu sao bà cháu tôi lại thoát chết đuối lúc ấy, rồi con đò không hiểu sao vẫn sang bờ bên kia an toàn? Tim đập chân run, sang bên nhà ông cậu Thú còn ngủ lại để qua một ngày đen đủi. 

Sau này, khi đã thấm nhuần Phật pháp, tôi nghĩ hay là Bồ tát Quán Thế Âm đã âm thầm đẩy con đò sắp ngập nước ấy vào bờ? Tôi không biết được. Nhưng với tôi, trong ký ức và trong cuộc sống ngay bà nội tôi cũng đã như một vị Bồ Tát vậy.  Một vị Bồ Tát trong chùa Hoa Yên kia đi ra giữa cõi đời Ta Bà đầy khổ ải này.

Mới đó, mà đã lâu rồi...

Hà Quang Đức
-
P2724 HH3C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm