Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/07/2016, 08:45 AM

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: Hình dong khuôn mặt người

Bố gọi tôi về, bác Nghê mất rồi con về thôi. Bác Nghê là bác họ nhà tôi. Bố báo tin bác Nghê mất tôi cũng không bất ngờ lắm, vì bác đã rưng rửng ốm lâu  lắm rồi. 

Tôi đang miên man suy nghĩ khi nhận được tin bác mất. Nhưng, tôi đang công  tác ở miền Trung, đang mưa bão thế này... Vì gặp cơn bão, tôi bị mắc kẹt ở xa như thế, nên khi về tới nhà thì bác Nghê đã ở dưới nấm mồ xanh ở ngoài cánh đồng.

Đặt ba lô trên giường, tôi ra vội nghĩa địa ngoài cánh đồng. Chiều hoang hỏa, nắng đã nhạt, nấm mồ bác vừa đắp im lìm bên trên những vòng hoa đã tả tơi vì gió. 

Tôi thắp lên mộ bác nén nhang, rồi cứ ngồi thừ ra như thế... Một mình. Tôi cứ ngồi như thế không biết bao lâu nữa. Tôi miên man suy nghĩ. Trong trí nhớ của tôi, khuôn mặt bác hiện ra.

Khuôn mặt hiền từ. Không hiểu sao, đi ra ngoài, ai cũng nói con trai họ Đặng làng Tẩm Thượng là hiền lành. Có dữ là dữ với vợ, quát mắng vợ con những khi uống rượu quá chén thôi, còn lại rất hiền. Ra ngoài có bị bắt nạn cũng chỉ ngậm tăm, về chửi đổng cái thằng bắt nạn mình tý rồi thôi. Bác Nghê tôi cũng là thành viên cái họ Đặng thuộc phái hai, cũng hiền lành như thế.

Bác Nghê cùng hai anh lớn của bác có nghề thợ mộc, giỏi nổi tiếng luôn, nhà nào  mời là làm, hết trong làng lại đi chu du mấy làng khác loanh quanh. Ngôi chùa Hoa Yên của làng Tẩm Thượng khi trùng tu, toàn bộ đồ gỗ, với họa tiết rồng phượng với đầu đao cong vút là do bác tôi làm. Tay nải gió đưa, ai cần làm mời là bác làm. Ít việc thì bác làm một mình, khi có nhiều việc, tùy theo thì bác lại gọi 2 con lớn của bác đi theo vừa đỡ đần, vừa học nghề... Bác chỉ cần mần với cái bào, cái đục như thế hầu như  chả bao giờ to tiếng với ai.

Bác có đôi chân to, đôi chân của người họ Đặng. Họ nhà tôi cũng di chuyền hay sao, mà ai cũng chân to. Thường những người chân to là những người thật thà như đếm - khoa tướng số nói như thế, và chân to còn biểu hiện sự vất vả, hay làm những công việc nặng nhọc, kiểu cày sâu cuốc bẫm nữa- có người nói như thế không biết có đúng không. Tôi cũng chả biết nữa. Tôi cứ miên man suy nghĩ, về bác. Nhưng rồi, cái bàn chân to, đi khắp trần gian trên cõi ta-bà với nghề mộc để kiếm tiền nuôi đàn con 7 đứa, gồm 4 gái, 3 trai nay bác đã về nằm đây với đất đai đồng bãi. 75 tuổi, tuổi ấy không quá ít, nhưng cũng không quá già, bây giờ. Tôi bâng khuâng suy nghĩ về kiếp người. Bây giờ con cái bác, sau những vất vả nuôi nấng đã phương trưởng hết cả rồi. Các anh các chị cũng đều “vỡ kế hoach” sinh đàn con, rồi cũng lại vất vả lo toan,  hi sinh cho con- y như bác vậy, chỉ có mỗi anh Kha là út, làm manager cho chi nhánh May 10 ở huyện tôi thì còn còn kha khá chút ít, lại được danh giá một tý... Các con ổn định được một tý, bác có thể nghỉ ngơi, có thể thảnh thơi ngồi bắn điếu thuốc lào, chiêu hụm nước chè tươi mà không cần phải nghĩ đến cái ăn nhiều, vì thỉnh thoảng anh Kha cũng cho tiền. Nhưng chính lúc thanh nhàn được một tý, hiếm hoi ấy thì bác lại bỏ đi, bỏ đi, để lại bác gái một mình. 

Khuôn mặt bác, khuôn mặt người đàn ông họ Đặng điển hình. Hiền lành, chả mấy khi to tiếng với người ngoài, chỉ thỉnh thoảng quát vợ khi có rượu. Trong buổi chiều muộn hoang hoải nắng, ngồi bên nấm mộ, nhớ bác - người đàn ông có khuôn mặt hiền lành, với bàn chân to.
Hình chỉ mang tính chất minh họa
... Tối nay bố tôi không soạn giáo án. Ăn cơm xong, bố dục mấy anh em tôi đi học bài, còn bố thì... ôm cái đài. Trong xóm, nhà tôi “danh giá” là có cái đài radio Orionton của bố tôi. Bố tôi dạy môn địa lý ở Trường cấp 3 Tô Hiệu, nên ông rất hay nghe thời sự để có thêm thông tin áp dụng vào các bài giảng. Trải chiếu ra ngoài hiên, có chiếc đài, và ấm nước chè, là bố tôi quây tụ được mấy ông hàng xóm nữa. Hôm nay, bố tôi với bác Nghê, nghe... pin yếu hay sao ấy, nên tiếng nhỏ lắm (vì chỗ tôi ở chưa có điện lưới), mở đầu bài hát: “tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, dục dân ta vào cuộc chiến đấu mới...”, đó là bài hát mà sau này tôi mới biết là của nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác nay khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới năm 1979.

Nhưng, buổi tối mùa hè, đầu hè mái hiên nhà tôi, với chiếc đài, ấm nước chè, bố tôi và bác tôi ngồi nghe đài ấy- là năm 88 hay 89 thể kỷ trước, lúc tôi học lớp 3 hay 4. Bố tôi, vừa nghe vừa giảng giải cho bác tôi các tin tức thời sự, rằng mặt trận ở Vị Xuyên - Hà Giang ác liệt lắm, ở Lạng Sơn- nơi mà bố tôi từng thực tập năm thứ 4 đại học sư phạm có có im ắng hơn so với Hà Giang. Không như mấy ông hàng xóm khác, bác Nghê tôi ngoài tay bào tay đục ra, còn rất quan tâm nghe đài hay đến nhà tôi hỏi tin tức thời sự, vì anh lớn nhà bác, anh Tiến đi nhập ngũ đã được 3 tháng rồi. Một sĩ quan huyện đội cho bác biết, là anh lớn nhà bác đã hành quân lên biên giới gì đó. Nghe chiến sự ác liệt, chết nhiều bác lo lắm-  không biết nó có còn về làm thợ mộc với bác nữa không. Nhiều hôm, tôi lén đến nghe đài cùng bố với bác. Nước mắt bác rịn ra. Qua ánh đèn tù mù tôi vẫn nhìn rõ.

... Có một bóng đen vào cổng nhà tôi, và hình như vừa luồn qua bờ tường hoa, đi về phía nhà bác Nghê (nhà tôi và nhà bác Nghê có cửa phụ thông sang nhà nhau). Ngồi từ trên hiên, bố tôi hỏi cái bóng đen: “Ai đấy?”. Mọi người đã bắt đầu lo, ai cũng sợ bóng đem, nhất là những sự vật không rõ ràng như một cái bóng đen nấp ở bờ tường. Không thấy ai trả lời. Bác Nghê bảo bố tôi, hay là trâu bò nhà ai đi lạc vào? Bố tôi bảo: “Không, rõ ràng em nhìn thấy một khuôn mặt người mà. Không phải trâu...”.

Mẹ tôi đã vào nhà tìm đèn pin, rồi đưa cho bố. Bố tôi cầm đèn pin đi ra: Quái lạ, không thấy đâu, rõ ràng vừa nhìn thấy cái bóng đèn, lù lù đi vào... Bố tôi vừa dứt câu, thì... cái bóng đi từ đằng sau bức tường hoa lù lù đi ra. Ai đấy? Mọi người dụi mắt nhìn. Bố tôi bảo: “Còn ai nữa, thằng Tiến”. Anh Tiến thưa: “Cháu đây, cháu Tiến. À, bố cũng ở đây à?”.

Bác Nghê nói: Tao với chú Huân đang nghe đài, đánh đấm ở biên giới, lo quá. Tao chỉ sợ mày chết, không có ai bào với đục với tao. Mày về thế này. À, mới đi mà lại về thế này. Nhìn lại xem, bác Nghê nhìn một lượt, anh Tiến rõ ràng là gầy, bẩn, mặc quần áo đen dân tộc... như chui rúc ở bụi bờ nào về thế này? Anh Tiến phải thú nhận: Anh đã đào ngũ. Mặt bác Nghê biến sắc, người run lên khi nghe con trai nói vậy.

Khi về tắm rửa xong, hoàn hồn lại, anh mới thanh minh: Đơn vị anh tiến lên Hà Giang, anh nhìn thấy ác liệt quá, rõ ràng anh nhìn thấy nhiều người chết khi tiến lên. Vốn tính nhát, anh đã lùi lại, và trốn vào nhà đồng bào dân tộc, mượn áo dân tộc mặc rồi... luồn rừng trốn về như thế này. Anh không dám đi ban ngày, ngày trốn, đêm đi, mò mẫm rồi cũng về được đến nhà. Người gầy đen như quỷ đói... Nghe anh Tiến trình bày hành trình... đào ngũ, rồi trốn thui trốn lủi như thế, bác Nghê mắt long lên, tay run run, bác nói: “Mày làm nhục cái nhà này...”. Không trốn tránh nữa, hôm sau bác kéo anh Tiến dậy, bắt ra ủy ban xã trình diện. Cả xã người ta xầm xì về việc anh nhà bác tôi đào ngũ. Cả họ nhà tôi buồn như có tang. Bác Nghê ra nhà thờ họ thắp 3 nén nhang, vái 3 vái như để tạ lỗi với một cái gì rất... Tôi không biết nói thế nào, chỉ biết sau đó bác Nghê tôi trầm mặc như con rùa già... Bác trầm mặc đến tận khi về với đất, với nấm mộ hoang hoải những còng hoa tơi tả gió.

Anh Tiến sau đó bị huyện đội cho đi cải tạo, đào hồ ở trung tâm huyện, giữa hồ làm cái đài tưởng niệm liệt sĩ, vẫn còn có đến ngày nay.

Trong một lần cùng bố tôi, hai người uống rượu, bác Nghê nói (khi có rượu người ta thật với nhau nhất):

-Chả dấu gì chú, tôi nhục vì thằng Tiến nó đào ngũ. Tôi biết tính nó nhát từ xưa, sợ chết, sợ máu lắm. Đi làm với tôi, đục vào tay chảy máu, nó rất sợ máu, sợ chết... Nó đào ngũ trở về, tôi bị nhục, nhưng dù sao còn lại được đứa con. Chứ cái ngữ nó, lớ ngớ, ra chỗ hòn tên mũi đạn chết là cái chắc... 

Tôi biết bác rất thương con bác, không muốn con bị chết, nhưng bác lại sợ bị nhục - bị mang tiếng. Cái tâm trạng ấy cứ giằng xé bác, đến tận những năm cuối đời, thời kỳ bác rưng rửng ốm, tôi rất biết tâm lý bác. Tôi nghĩ, bác nên buông xả. Anh Tiến về, cùng với bác đã đóng cho làng trên xóm dưới bao nhiêu bộ bàn ghế, nhà cửa, rồi mái chùa, mái đình đẹp đẽ kia...

Làng tôi, họ tôi, bao nhiêu kiếp người, bao nhiêu khuôn mặt đã ra đi. Cái nghĩa địa của làng cứ dần to ra, bao lớp người nằm ở đây. Tôi phải đi công tác xa, có đám ma tôi về dự được nhưng có đám không về kịp, như đám ma bác Nghê này. Những hàng mộ của những người trong họ: ông Bát, bác Nịnh, bác Tân, bác Hiện gái, anh Quý... Những khuôn mặt người, trong hàng bao lớp người.

Chiều, đã nắng tắt. Điện thoại rung, mẹ gọi kéo tôi về thưc tại. Vậy là đã mấy tiếng, tôi ngồi ở nghĩa trang nghĩ miên man, thấy kiếp người sao mà gắn ngủi. 

Bác Nghê ơi, bác hãy nằm lại thanh thản, những khổ, vui của kiếp người rồi cũng quay về hư không.
 
Hà Quang Đức
-
P2724, HH3C Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm