Bài học đạo hiếu bên giường bệnh đấng sinh thành
Bộ truyện tranh "Để con chăm sóc cha" và "Để con chăm sóc mẹ" kể về hành trình 12 năm bên giường bệnh đấng sinh thành của một nữ hoạ sĩ, từ đó rút ra bài học về đạo hiếu cho bản thân và bạn đọc.
Là người độc thân duy nhất trong các anh chị em, Miew - một nữ hoạ sĩ tự do - trở thành người chăm sóc chính khi cha và mẹ cô lần lượt đau ốm. Hành trình tổng cộng kéo dài 12 năm, với rất nhiều nước mắt, đau buồn và cả sự chữa lành.
Quá trình đó được Miew chia sẻ chân thực và xúc động trong bộ truyện tranh Để con chăm sóc cha và Để con chăm sóc mẹ do First News Trí Việt kết hợp với NXB Dân trí phát hành.
Miew sinh ra và lớn lên ở Malaysia, từ năm 18 tuổi, cô tới Đài Loan (Trung Quốc) học đại học và làm việc. Khoảng cách địa lý 3.000km, tương đương 12 tiếng di chuyển dần tạo nên sự xa cách tinh thần giữa cô với cha mẹ. Sau này, những năm tháng Miew về bên cha mẹ khi họ đau ốm đã kéo gần lại khoảng cách đó.
Miew ngồi bên giường bệnh của cha, nhớ về kỷ niệm xa xưa. Khi đó, Miew quên mang theo vở, người cha tức tốc đến trường để “giải cứu” cho đứa con gái nhỏ. Miew hứa rằng lớn lên sẽ chăm sóc cha thật tốt… Người cha hiện tại đã hoàn toàn mất ý thức, không còn nhận ra cô nữa song những hoài niệm ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho Miew.
Hồi ức của Miew đã đưa chúng ta trở về tuổi thơ dấu yêu, “tắm mình” trong những kỷ niệm, ký ức thân thương với đấng sinh thành.
Trong ngày Vu lan ở Việt Nam, có một phong tục thật đẹp - bông hồng cài áo. Những người còn cha mẹ được cài bông hồng đỏ, ngược lại sẽ cài bông hồng trắng.
Câu chuyện của Miew như một thước phim tái hiện những điều mà người phải cài “bông hồng màu trắng” trải qua, để những ai còn cha mẹ, hãy trân trọng và nâng niu họ hơn. Đó là lời nhắc nhở sâu sắc nhất về đạo hiếu và sự vô thường.
Trong sách, Miew cũng nhắc nhở bạn đọc bằng những tiếc nuối của cô, như không đưa cha đi khám bệnh sớm hơn, không nói lời yêu thương với cha khi còn có thể.
“Vô thường sẽ gõ cửa bất cứ lúc nào, chúng ta chẳng hề có cái gọi là ngày mai vô tận. Chúng ta biết rõ là vậy, thế mà lại luôn cho rằng hiện tại là đương nhiên, có thể tuỳ tiện phung phí”, Miew viết.
Để con chăm sóc cha và Để con chăm sóc mẹ đã chạm đến trái tim của hơn 2 triệu độc giả quốc tế, gây tiếng vang tại Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), góp tiếng nói quan trọng về tình thân.
Nguồn: VietNamNet
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo
Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.
Xem thêm