Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/02/2020, 14:19 PM

Bài sám hối nên đọc trước khi ngủ

Với những người đã theo Phật, học Phật thì việc niệm Phật rất đơn giản. Nhưng với người bình thường, việc niệm Phật sẽ khó. Tuy nhiên hãy chọn phương pháp đơn giản nhất và tùy duyên thực hiện chỉ cần cầu nguyện, niệm Phật, lạy Phật với tâm thành kính, tâm bình an đều mang lại hiệu quả.

Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về kinh Phật tại đây 

Dưới đây là bài nguyện mở lòng hướng về những điều tốt đẹp, dẹp bỏ phiền não chướng ngại trong tâm tư, giúp cho chúng ta chuyển hóa thân tâm và an lành trong cuộc sống.

Dưới đây là bài nguyện mở lòng hướng về những điều tốt đẹp, dẹp bỏ phiền não chướng ngại trong tâm tư, giúp cho chúng ta chuyển hóa thân tâm và an lành trong cuộc sống.

Dưới đây là bài nguyện mở lòng hướng về những điều tốt đẹp, dẹp bỏ phiền não chướng ngại trong tâm tư, giúp cho chúng ta chuyển hóa thân tâm và an lành trong cuộc sống. Bạn có thể đọc vào buổi tối trong điều kiện nhà có hoặc không có ban thờ Phật.

Trước khi đi ngủ, cũng như với bài kinh nguyện đọc lúc buổi sáng, trước khi đọc bạn cũng thầm nói: "Nam mô A Di Đà Phật Con là…, tuổi … ở tại… Đối trước mười phương Chư Phật và tâm của mình con thành tâm xin được sám hối mọi lỗi lầm do 3 nghiệp thân, khẩu, ý, sinh ra. Con xin Chư Phật giúp con tiêu trừ nghiệp chướng."

Bài sám nguyện

Trang nghiêm đài sen ngự tọa

Đại hùng từ phụ Thích Ca

Đệ tử lắng lòng thanh tịnh

Bàn tay chắp thành liên hoa

Cung kính hướng về Điều Ngự

Dâng lời sám nguyện thiết tha. (chuông nếu có ban thờ còn không thì thôi)

Đệ tử phước duyên thiếu kém

Sống trong thất niệm lâu dài

Không được sớm gặp chính pháp

Bao nhiêu phiền lụy đã gây

Bao nhiêu lỡ lầm vụng dại

Vô minh che lấp tháng ngày

Vườn tâm gieo hạt giống xấu

Tham sann tự ái dẫy đầy

Những nghiệp sát đạo, dâm, vọng

Gây nên từ trước tới nay

Những điều đã làm đã nói

Thường gây đổ vỡ hàng ngày

Bao nhiêu não phiền nghiệp chướng

Nguyện xin sám hối từ đây (Chuông)

Đệ tử thấy mình nông nổi

Con đường chánh niệm lãng sao

Chứa chất vô minh phiền não

Tạo nên bao nỗi hận sầu

Có lúc tâm tư buồn chán

Mang đầy dằn vặt lo âu

Vì không hiểu được kẻ khác

Cho nên hờn giận oán cừu

Lý luận xong rồi trách móc

Mỗi ngày mỗi chuốc khổ đau

Chia cách hố kia càng rộng

Có ngày không nói với nhau

Cũng không muốn nhìn thấy mặt

Gây nên nội kết dài lâu

Nay con hướng về Tam Bảo

An năn khẩn thiết cúi đầu (Chuông)

Đệ tử biết trong tâm thức

Bao nhiêu hạt tốt lấp vùi

Hạt giống thương yêu hiểu biết

Và bao hạt giống an vui

Nhưng vì chưa biết tưới tẩm

Hạt lành không mọc tốt tươi

Cứ để khổ đau tràn lấp

Làm cho đen tối cuộc đời

Quen lối bỏ hình bắt bóng

Đuổi theo hạnh phúc xa vời

Tâm cứ bận về quá khứ

Hoặc lo rong ruổi tương lai

Quah quẩn trong lòng buồn giận

Xem thường bảo vật trong tay

Dầy đạp lên trên hạnh phúc

Tháng năm sầu khổ miệt mài

Giờ đây trầm xông bảo điện

Con nguyện sám hối, đổi thay (Chuông)

Đệ tử thành tâm qui ngưỡng

Hướng về chư Phật mười phương

Cùng với các vị Bồ Tát

Thanh văn, Duyên giác, Thánh hiền

Chí thành cầu xin sám nối

Bao nhiêu lầm lỡ triền miên

Xin lấy cam lồ tịnh thủy

Tưới lên dập tắt não phiền

Xin lấy con thuyền chánh pháp

Đưa con vượt nẻo oan khiên

Xin nguyện sống đời tỉnh thức

Học theo đạo lý chân truyền

Thực tập nụ cười hơi thở (*)

Sống đời chánh niệm tinh chuyên (chuông)

Đệ tử xin nguyện trở lại

Sống trong hiện tai nhiệm màu

Vườn tâm ươm hạt giống tốt

Vun trồng hiểu biết thương yêu

Xin nguyện học phép quán chiếu

Tập nhìn tập hiểu thật sâu

Thấy được tự tánh các pháp

Thoát ngoài sinh tử cần lao

Nguyện học nói lời ái ngữ

Thương yêu chăm sóc sớm chiều

Đem nguồn vui tới mọi nẻo

Giúp người vơi nỗi sầu đau

Đền đáp công ơn cha mẹ

Ơn thầy, nghĩa bạn dầy sâu

Tín thành tâm hương một nén

Đài sen con nguyện hồi đầu

Nguyện đức Từ bi che chở

Trên con đường đạo nhiệm màu

Nguyện xin chuyên cần tu tập

Vuông tròn quả đạo về sau.

bai sam nguyen truoc khi ngu

 Kệ sám hối

Con đã gây ra bao lầm lỗi

Khi nói, khi làm, khi tư duy

Đam mê, hờn giận và ngu si

Nay con cúi đầu xin sám hối

Một lòng con cầu Phật chứng chi

Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới

Nguyện sống đêm ngày trong chánh niệm

Nguyện không lặp lại lỗi lầm xưa

Nam mô Bồ Tát Cầu Sám Hối (3 lần)

Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm

Tâm tịnh còn đâu dám lỗi lầm

Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm

Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong (chuông).

Khi kết thúc nói: "Con xin hồi hướng tới tất thảy chúng sinh không chừa sót một ai. Nguyện cho con cùng tất thảy chúng sinh đều tiêu trừ nghiệp chướng. Nam mô A Di Đà Phật."

> Bài khấn nguyện sám hối tụng hàng ngày

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có lắng mới nghe

Kiến thức 10:00 28/03/2024

Nếu ta phát triển được khả năng "Lắng" để "Nghe Sâu" thì ta sẽ trở thành nơi nương tựa cho rất nhiều người. Ta sẽ trở thành suối nguồn của bình an và thấu hiểu. Khi đó ta sẽ trở thành cánh tay nối dài của Bồ tát Quán Thế Âm, vị bồ tát của lắng nghe sâu, vị bồ tát đại từ, đại bi.

Bí quyết chữa vết thương lòng

Kiến thức 09:40 28/03/2024

Đa phần trong cuộc sống, ai ai cũng từng bị những chấn thương tâm lý, vết hằn sâu tâm lý, vết thương lòng, nhưng ít ai biết cách phải làm sao để chữa lành vết thương này cho nhanh, dù rất muốn.

Hạnh nhẫn nhục của Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 08:45 28/03/2024

Hôm nay, nhân ngày Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta hãy cùng noi theo hạnh nhẫn nhục của Ngài, để có sự lợi lạc trong đời sống tu học.

Ý nghĩa và lợi ích của chú Đại Bi

Kiến thức 16:00 27/03/2024

Dù ước nguyện thế nào, yêu cầu trước tiên đối với người thọ trì chú Đại Bi là phải có niềm tin nơi chú này, cung kính và giữ gìn giới đã thọ trong sạch thì mới có thể hòa cùng tâm đại bi của Bồ-tát, mới đạt được lợi ích cao quý.

Xem thêm