Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 06/07/2024, 09:10 AM

Bài sám nguyện ái ngữ và lắng nghe

Bài sám nguyện này, đại chúng có thể đọc và thực tập cùng tiếng chuông để lắng dịu và thực tập hạnh ái ngữ.

285515288_8006751662698737_937053215767395108_n

Con đã trở về

Quỳ dưới đài sen quý

Nhìn lên con quan chiêm và ngưỡng mộ

Nét tâm linh rạng rỡ

Tỏa chiếu trên vầng trán Thế Tôn

Thế Tôn là ánh sáng bình minh

Là không gian bao la bát ngát

Là hành tinh vững chãi

Chuyên chở chúng con

Trong cuộc hành trình

Từ thế giới u minh

Trở về cõi viên dung vô ngại. 

 

Từ vô lượng kiếp xa xưa

Chúng con đã gây lầm lỗi

Ðã tạo nhiều khổ đau

Mỗi chúng con đều ôm đầy nội kết

Có khi không nhìn được mặt nhau

Không còn khả năng lắng nghe

Không còn nói được với nhau những lời hòa ái

Sự truyền thông giữa chúng con

Ðã trở nên khó khăn vì bao chướng ngại

Khổ đau không có đường giải tỏa

Hiểu và thương càng ngày càng vắng mặt

Tình trạng nặng nề bế tắc

Làm tắt lịm mọi niềm vui

Nay con xin đem đầu lạy xuống

Với tâm dạ chí thành

Nguyện vâng lời chỉ dạy đức Thế Tôn

Bắt đầu thực tập pháp lắng nghe

Và nói lời ái ngữ

Theo pháp môn lợi hành và đồng sự

Ðể mau chóng tái lập được truyền thông.

 

Xin chuyên cần thực tập

Hộ trì thân tâm

Bằng hơi thở chánh niệm

Bằng bước chân ý thức

Ðể có khả năng nhận diện

Ðể có khả năng ôm ấp

Những giận hờn và bực bội trong tâm

Ðể có thể ngồi lắng nghe

Với tất cả tâm từ bi

Và để người kia có dịp nói ra

Những khổ đau uất ức

Xin tập ngồi lắng nghe

Với niềm cảm thương thao thức

Ðể giúp cho người kia bớt khổ

Con xin hứa với Bụt

Là dù người kia có nói

Những điều không phù hợp với sự thực

Dù lời nói người kia

Có hàm ý buộc tội và trách móc

Con cũng sẽ chăm chú ngồi nghe.

Con sẽ biết đợi chờ

Cho đến khi thuận lợi

Mới tìm ra phương cách

Ðể nói cho người kia nghe

Những gì đã thật sự xảy ra

Ðể người kia có dịp

Ðiều chỉnh nhận thức mình.

Con nguyện sẽ thực tập

Dùng ngôn từ hòa ái

Ðể giúp người đối diện

Có thể nghe và hiểu

Những gì con muốn nói

Mỗi khi trong lòng bực bội

Con sẽ chỉ tập thở

Tập đi thiền hành

Và nhất thiết tránh việc luận tranh

Con nguyện con chỉ nói

Mỗi khi con làm chủ được tâm mình. 

 

Con xin đức Thế Tôn

Ðức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Ðại Trí

Ðức Bồ Tát Phổ Hiền Ðại Hạnh

Và đức Bồ Tát Quán Âm Ðại Bi

Gia hộ và soi sáng cho con

Ðể con mau chóng thành công

Trên con đường thực tập.

Nguồn: Làng Mai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Xem thêm