Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/11/2024, 11:20 AM

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Duyên khởi hay duyên sanh là hạt nhân, là cốt lõi của giáo lý Phật giáo.

Phật pháp vi diệu uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu và thực hành Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.

Có người thông minh học tu theo Phật vài ba chục năm, biết rất nhiều kinh luật luận, triết lý nhà Phật nhưng khi được hỏi: Thật ra cuối cùng đức Phật đã giác ngộ cái gì? thì sẽ lúng túng, không trả lời được, hoặc trả lời lan man...

Có thể trả nói một cách đơn giản rằng: Đức Phật đã giác ngộ chân lí, chân lí duyên khởi, thấu rõ nhu thật nguồn gốc bản chất của vạn pháp, vũ trụ, con người và cuộc đời.

Triết lí duyên khởi của Phật giáo giải quyết tận nguồn gốc của các vấn đề bức thiết nhất của con người từ xưa đến nay: nhân sinh quan, thế giới quan, bản thể luận, siêu hình luận, vũ trụ luận, giải thoát quan, đạo đức quan...

Khi gặp bất kỳ khó khăn, chướng ngại, khúc mắc, bế tắc nào, chỉ cần dùng tuệ giác duyên khởi soi sáng thì sẽ có hướng giải quyết.

Tuệ giác duyên khởi giúp ta giải thích/ giải quyết được các vấn đề về lý tưởng cuộc sống, công ăn việc làm, các mối quan hệ giao tiếp.....

Vì dụ trong cuộc sống có nhiều người thương quý ta, cũng có không ít người không thích ta... đây là chuyện khá bình thường.

Có lúc ta gặp người tốt, có lúc gặp người chưa tốt; có lúc ta làm ăn công việc thuận lợi, có lúc rất khó khăn cũng là bình thường.

Trời có lúc mưa lúc nắng, người có lúc thịnh lúc suy; lúc khỏe lúc yếu là rất bình thường.

Nếu ta chỉ muốn lúc nào cũng thuận lợi rồi không được như ý sinh ra buồn phiền bất an vì ta chưa thấu lý duyên sinh, chưa biết tùy duyên.

Duyên khởi là trái tim, là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo.

Duyên khởi chính là nền tảng của vô thường và vô ngã

297781427_8322479031125997_4161167017600955517_n

Kinh duyên khởi tức Dị học giác phi kinh thuộc.

Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ mười, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Kalahavivàda Sutta, Sutta-Nipàta 862-877 mà thầy Nhất Hạnh dịch là kinh Đạo lý duyên khởi.

Kinh Hoa nghiêm diễn rộng chân lý pháp giới tánh trùng trùng duyên khởi.

Duyên khởi tiếng Hán là 縁起, sa. pratītyasamutpāda, pi. paṭiccasamuppāda, cũng được gọi là nhân duyên sinh (因縁生) hay nhân duyên, và vì nó bao gồm 12 phần nên còn gọi là thập nhị nhân duyên 十二因縁.

Đây là một giáo lý quan trọng của triết học Phật giáo, nói rằng tất cả các pháp, các hiện tượng sinh khởi đều phụ thuộc vào những pháp khác: "nếu cái này tồn tại, thì cái kia tồn tại; nếu cái này đoạn diệt, thì cái kia cũng đoạn diệt".

Nói ngắn gọn về triết lý duyên khởi: Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt, cái này không thì cái kia không.

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi. 

Ai không thấu rõ như thật về lý duyên khởi sẽ rất khó đi vào Phật giáo, nếu không muốn nói là không thể hiểu về Phật giáo. 

Mọi thứ trên thế gian không có cái gì tồn tại một mình, độc lập và vĩnh viễn mà là do nhiều nhân duyên hợp lại thì thành, tan rã thì hoại.

Ví dụ một căn nhà phải do các duyên như thợ xây, cát đá gạch xi măng, thiết kế....mới thành. 

Thể xác con người là do các duyên: đất, nước gió lửa...hợp thành. Con người do ngũ uẩn duyên hợp. 

Toàn bộ con người do các phần thân và các phần tâm (sắc thọ tưởng hành thức) hợp lại mới thành...

Đau khổ phiền não của chúng ta từ đâu có?

Do duyên vô mình, có hành, có thức danh sắc lục nhập xúc thọ ái thủ hữu sinh lão tử dẫn đến có ưu bi khổ não...

Làm sao hết ưu bi khổ não ?

Vô minh diệt thì hành diêt..thức diệt.....ái diệt, thủ diệt... ưu bi khổ não diệt là hết khổ đau phiền não. 

Các nhà Phật học Nam truyền nhấn mạnh khi tham ái, chấp thủ diệt thì khổ não không còn

Khi ta gặp phải bất kì khó khăn, khổ đau, chướng ngại trong đời sống thực tế, ta dùng tuệ giác duyên khởi chiếu vào thì sẽ đối diện, giải quyết được tận gốc vấn đề một cách trí tuệ và hiệu quả.

Học thuyết nhân duyên được các trường phái Phật giáo giải thích có chỗ xuất nhập. Nam tông cho rằng thuyết này đã giải thích nguyên nhân của khổ và tất cả mọi pháp hữu vi đều có nguyên nhân và điều kiện mới sinh ra nên chúng vô ngã - không có một tự tính nào. Như thế thuyết nhân duyên là cơ sở quan điểm vô ngã.

Bắc tông, lý nhân duyên thường được sử dụng để chứng minh sự không thật của vạn pháp và đặc biệt trong Trung quán tông. Mười hai nhân duyên được định nghĩa là tính Không. Kinh Bát-nhã nhấn mạnh rằng mười hai nhân duyên không chỉ nên hiểu theo thứ tự thời gian. Thuyết này tập trung nói lên sự liên hệ của vạn vật một cách tổng quát.

Trong nhiều kinh đức Phật khẳng định: Ai thấy duyên khởi là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy Như Lai. 

Nói dễ hiểu là người nào thấu rõ như thật về lý duyên khởi là người đó thấu rõ chân lí vạn pháp, bản chất mọi sự vật hiện tượng, người đó có tuệ giác của Phật. 

Bất kỳ ai hiểu thấu được lý duyên khởi của đức Phật là đạt đến trình độ cao tột của nhận thức, trí tuệ vượt thoát mọi khổ đau trong sáu nẻo luân hồi. 

Ai sống với tuệ giác duyên khởi, dùng tuệ giác duyên khởi soi sáng thì có thể nhìn thấu như thật về cuộc đời, con người vượt thoát khổ não, giải quyết mọi khó khăn chướng ngại, đạt được an vui hạnh phúc hướng đến Niết Bàn. 

Tất cả pháp

Do duyên sinh

Duyên hợp sẽ thành

Duyên tan sẽ hoại

Không tự tính.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm