Bài thực tập thiền căn bản và đơn giản
Khi xã hội ngày càng phát triển, áp lực cuộc sống quá nhiều, chúng ta hãy tìm đến thiền như một phương pháp để giải tỏa những căng thẳng, muộn phiền.
Phương pháp thực tập thiền căn bản và đơn giản
- Ngồi kiết già hoặc bán già trang nghiêm thẳn thắng như bức tượng
- Toàn thân thả lỏng, lưng thẳng cổ thẳng cân bằng
- Hai tay chồng lên nhau
- Hít vào vài hơi thật sâu để lưu thông phổi và các mạch máu giúp cho dễ thở hơn
- Rồi theo dõi hơi thở vào ra
Có nhiều phương tiện giúp mọi người dễ chú tâm vào hơi thở hơn:
Đếm số
- Thở vào thở ra đếm 1
- Thở vào thở ra đếm 2
- Cho đến 3-4-5-6-7-8-9-10-1
- Cứ lập đi lập lại vậy
Niệm A Di Đà Phật
- Thở vào niệm thầm A DI
- Thở ra niệm thầm ĐÀ PHẬT
- A DI..ĐÀ PHẬT..
- Cứ lập đi lập lại theo hơi thở như vậy
Niệm Bút Thô
- Thở vào niệm thầm BÚT (Bút Thô là phiên âm của Buddha – Phật đà)
- Thỏ ra niệm thầm THÔ
- BÚT….THÔ….
- Cứ lập đi lập lại theo hơi thở như vậy
Hai phong cách thiền chánh niệm
Niệm Phồng Xẹp
- Chú tâm vào bụng
- Khi bụng phình lên niệm thầm PHỒNG khi bụng xẹp xuống niệm thầm XẸP
- PHỒNG…XẸP…
- Cứ lập đi lập lại theo hơi thở như vậy
HƠI THỞ HOẶC BỤNG là đề mục chính khi thiền.
Chúng ta phải chú tâm vào nó nhiều hơn những thứ khác. Khi đang chú tâm vào đề mục chính như vậy thỉnh thoảng các cảm giác, cảm xúc, âm thanh khởi lên bạn phải đều ghi nhận rồi quay lại đề mục chính.
Khi nóng, lạnh, run, sợ hãi, khó chịu, bực bội, chán, mệt, mỏi, tê, đau, vui, mừng, an lạc, buồn, tham, sân, si, buồn ngủ, phóng tâm, suy nghĩ, tư duy, phiền não thỉnh giác, ganh tị, đố kị, dính mắc, yên tịnh, nuốt, gãi, ngứa…đều phải ghi nhận rồi quay lại đề mục chính. Nếu tất cả cảm xúc, cảm giác, các pháp nỗi trội hơn đề mục chính thì hãy quan sát nó, bạn sẽ thấy nó luôn thay đổi và luôn sinh diệt. Nếu bị nó chi phối mạnh hãy tác ý nó là: cảm giác - cảm xúc đang có mặt, nó là vô thường, nó không phải là của tôi. Rồi quay lại đề mục chính hoặc như cứ theo dõi tiến trình thay đổi của nó.
Chỉ có thể thiền tập ở thiền đường là đúng hay sai?
Lúc thân có cảm giác khó chịu thì tâm sẽ khó chịu, hãy mặc kệ nó đừng xua đuổi hay nắm giữ, cứ để nó trôi qua 1 cách tự nhiên, rồi tâm sẽ ngày càng vững mạnh sáng suốt. Đừng muốn tâm an tịnh, đừng muốn gì cả. Dù an tịnh hay động loạn, dù dễ chịu hay khó chịu cũng mặc kệ chúng – Chỉ cần ghi nhận quan sát chúng là đủ. Có thể trong lúc thiền bạn sẽ hơi khó thở, do bước ban đầu chưa quen, hãy hít vào 3 hơi thật nhẹ nhàng sâu thở ra từ từ, rồi quay lại theo dõi đề mục chính 1 cách tự nhiên.
Bạn chỉ là người gác cổng thôi, ai đi qua phải biết rõ hết, nam nữ già trẻ tốt xấu đều biết rõ, nhưng cứ mặc kệ họ, chỉ theo dõi thôi. Cứ thực tập như vậy mà đừng nắm giữ bất cứ gì, đừng mong muốn gì.
Thiền như chơi chơi vậy thôi, bất kể lúc đi đứng nằm ngồi cũng đều quan sát ghi nhận những gì đang xảy ra như vậy. Rồi thất bại, mệt mỏi, chán nản, nghi ngờ, kinh nghiệm và trí tuệ sẽ phát sinh.
Sau này tất cả văn tự sẽ tự mất hết, trạng thái tĩnh lặng sáng suốt luôn có mặt, nhưng đừng dính mắc vào trạng thái ấy, hãy mặc kệ chúng và tiếp tục hành thiền, rồi tâm sẽ bình an, sẽ tĩnh lặng thật sự.
Hãy thiền như là tưới tẩm một cây xoài bạn trồng một cách đều đặn. Chỉ cần chăm sóc tưới tẩm hàng ngày mà chẳng mong cầu chi cả, bất ngờ sẽ có ngày cây đơm hoa, kết trái xum xuê..
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm