Cách tu tập thiền hành
Tu tập thiền hành thường được mô tả là tu thiền trong cách chuyển động. Thiền hành là một phần không thể thiếu của cuộc sống tu tập trong nhiều truyền thống, được sử dụng để bù lại và chuyển đổi năng lượng của việc thực hành ngồi tu.
Thiền hành: Những bài tập nuôi dưỡng thân Bụt và tâm Bụt
Trong bốn điều căn bản của sự chánh niệm như được trình bày trong kinh Tứ niệm xứ nổi tiếng, Đức Phật đưa ra bốn tư thế cho sự tu tập thiền hành:
Một nhà sư biết rõ khi mình đang đi: "Ta đang đi"; vị ấy biết rõ khi mình đang đứng: "Ta đang đứng"; vị ấy biết rõ khi mình đang ngồi: "Ta đang ngồi"; vị ấy biết rõ khi mình nằm xuống: "Ta đang nằm xuống"; Hay cũng như khi thân thể của vị ấy là trang nghiêm, vị sư ấy rõ biết điều đó.
Tu tập thiền hành thường được mô tả là tu thiền trong cách chuyển động.
Gieo trồng hạnh phúc bằng hành thiền
Với tu tập thiền hành, hành giả tập trung toàn bộ vào quá trình của việc đi bộ - từ sự chuyển dịch của trọng lượng cơ thể đến cách đặt chân. Thiền hành là một phần không thể thiếu của cuộc sống tu tập trong nhiều truyền thống, được sử dụng để bù lại và chuyển đổi năng lượng của việc thực hành ngồi tu. Đó là sự kết nối để gắn việc tu tập vào cuộc sống hàng ngày và dễ tiếp cận hơn là thực tập ngồi tu tại chỗ đối với nhiều người.
Tìm một không gian thoáng đãng nơi ta có thể đi trên một đường thẳng 10 feet (3m). Khoảng cách đi bộ ngắn này là hướng dẫn được đưa ra trong truyền thống Nam tông, số người khác thích đi bộ khoảng cách xa hơn. Để sự chú ý xuống chân, từ từ chuyển trọng lực từ bên này sang bên kia và từ trước ra sau. Đi chân trần có thể nhận biết rõ hơn về những gì diễn ra trong cơ thể để tạo ra thế cân bằng.
Năm chướng ngại trong khi hành thiền
Đến với trạng thái tĩnh lặng cơ thể, hãy nâng đầu lên trước trán, thả lỏng vai xuống khỏi đôi tai, nâng ngực lên với sự oai nghiêm và kiêu hãnh như thể ta là một vị vua hay một nữ hoàng. Ta có thể chắp tay sau lưng, hay giữ chúng trước cơ thể, hoặc buông thõng hai bên.
Nhấc chân phải lên, chú ý sự phân bổ trọng lực cơ thể. Quan tâm những gì bên trái cơ thể cần làm để giữ toàn bộ sức nặng - mở rộng các ngón chân, tập trung vào trọng tâm. Đưa chân phải về phía trước, đặt gót chân trên mặt đất và chạm xuống lòng bàn chân. Khi trọng lượng dịch về phía trước, chú ý làm sao để gót chân trái bắt đầu nhấc lên. Đưa chân trái về phía trước và lặp lại.
Thêm sự ra hiệu bằng lời nói là cách tuyệt vời để thiết lập đồng bộ và nhịp điệu trong cơ thể. Khi tâm trí bắt đầu rong chơi, hãy sử dụng một gợi ý đơn giản bằng lời nói như “nhấc chân, di chuyển, đặt xuống” để nhắc nhở đưa tâm trở lại thân. Kết hợp một bài tập, một bài kệ ngắn để hỗ trợ thực hành là cách phổ biến được sử dụng trong các nơi cộng tu của Thiền sư Nhất Hạnh. Đây là cách có thể được dùng để thiền hành:
(Hít vào) “Tôi đã đến”;
(Thở ra) "Tôi ở nhà."
(Hít vào) “Ở tại đây”;
(Thở ra) "ngay lúc này."
(Hít vào) “Tôi vững vàng”;
(Thở ra) "Tôi tự do."
(Hít vào) “Thật tuyệt hảo”;
(Thở ra) "Tôi an trú."
Khi đến cuối con đường đi bộ ngắn, ta dừng lại hoàn toàn và hít thở. Quẹo lại phần cuối con đường, hít thở thêm một hơi, sau đó đi hết một vòng hướng về nơi ta đến. Bắt đầu lại với việc lấy tư thế và tạo sự cân bằng. Một lần nữa: nhấc chân, di chuyển và đặt xuống.
Lúc bắt đầu thực hành tu tập thiền hành, ta có thể nhận thấy các bước được tính toán kỹ lưỡng và máy móc. Xem liệu ta có thể bắt đầu tìm thấy sự điều hòa hơn khi kết nối hơi thở với chuyển động hay không, có thể bỏ qua các từ ngữ và chỉ cho phép đây là một phương pháp thực hành được thể hiện đầy đủ. Bắt đầu với một buổi kéo dài khoảng 10 phút, từ từ tăng dần lên 30–45 phút.
Khi kết thúc buổi tập, ta vẫn đứng yên, quán xem nơi có năng lượng trong cơ thể và điều gì còn lại. Ghi nhận những điều đã khởi lên ở trên và những gì đã được buông bỏ.
>Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách Phật dạy con
Kiến thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Xem thêm