Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/12/2020, 13:40 PM

Bản án đẫm nước mắt cho người mẹ già tạt xăng đốt nhà con gái ruột

Một mẹ có thể nuôi 10 con, nhưng 10 con không nuôi nổi mình mẹ. Đau đớn hơn là đối mặt với núm ruột mình sinh ra, lại nỡ lòng đối xử bất hiếu với mẹ. Nhìn lại vụ án từ năm 2013, cụ bà Võ Thị Ánh Nga (SN 1940) bị xử án 2 năm tù treo vì tội đốt nhà con gái.

Cụ bà Võ Thị Ánh Nga (SN 1940) có tổng cộng 5 người con và nhiều cháu, nhưng bà chỉ sống một mình trong căn nhà tại đường liên khu 1/6 (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM).

Nuôi lớn cả thảy 5 con cho đến khi dựng vợ gả chồng, nhưng bà vẫn không nhờ được vào đứa nào chăm sóc cho mình. Phần lớn ngôi nhà đang ở, bà cho người ta thuê để lấy tiền sinh sống, đồng thời cũng có người qua lại, trò chuyện cùng bà, khiến căn nhà đỡ trống vắng hơn.

Một ngày nọ, đứa con gái lớn của bà là Võ Thị Ánh Hà (SN 1959) dắt theo cả đại gia đình, gồm chồng và 10 con về tá túc nhờ nhà mẹ. Bà Nga vui vẻ đồng ý, nhưng trong thời gian sống chung, hai mẹ con liên tục cãi vã nhiều lần.

Lừa đảo mẹ ruột để chiếm đoạt tài sản

Có lẽ từ lâu, người con gái đã có ý định muốn chiếm đoạt căn nhà của mẹ ruột. Do đó, trong một lần, chị Hà thủ thỉ với mẹ rằng, muốn vay vốn ngân hàng 50 triệu để kinh doanh, mong bà Nga đi cùng mình đến văn phòng công chứng làm thủ tục.

Lợi dụng bà Nga không biết chữ, phòng công chứng cũng không đọc nội dung văn bản đã ký cho bà Nguyệt nghe. Thân làm mẹ, mà con cái nhờ vả, bà thương con nên tin tưởng không chút nghi ngờ. Nào đâu, cái chữ ký hôm đó, bà đã chính thức giao toàn bộ tài sản của mình cho người con.

Kể từ đó, chị Hà cũng không còn nhân nhượng với mẹ nữa, mỗi lần có gì không như ý, là chị Hà mắng chửi, ngược đãi mẹ thậm tệ, hai mẹ con cứ liên tục khắc khẩu nhau như thế trong thời gian dài. Bà Nga cảm thấy khó mà sống hòa hợp nên yêu cầu gia đình con gái hãy rời khỏi nhà bà.

Lúc này, người con cũng lật bài ngửa với mẹ, chị Hà gằn giọng: “Ngôi nhà bây giờ là tôi đứng tên, nếu phải ra khỏi đây, thì người đó chính là bà”.

Lợi dụng cụ bà không biết chữ, người con gái đã lừa mẹ để chiếm đoạt tài sản. Ảnh minh họa.

Lợi dụng cụ bà không biết chữ, người con gái đã lừa mẹ để chiếm đoạt tài sản. Ảnh minh họa.

Kinh Phật nói ân nặng của cha mẹ khó báo đáp

Bà Nga bị sốc trước lời con gái nói, càng không tin sự thật, rõ ràng bà chưa từng đồng ý sang tên nhà cho con, nên đã lên UBND quận Bình Tân để tìm hiểu.

Lúc này thì bà mới ngã ngửa, hóa ra cái hôm ký giấy thế chấp cho vay mà con gái nói, chính là giấy sang tên chuyển nhượng nhà.

Hồ sơ lưu ở phòng công chứng Gia Định có ghi rõ ràng rằng, ngày 26/4/2010, bà Nga đến làm hợp đồng nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho con gái là Võ Thị Ánh Hà. Từ hợp đồng này, chị Hà đã làm thủ tục sang tên chị. Ngày 4/6/2010, UBND quận đã cấp sổ đỏ cho “chủ mới”.

Bà Nga đau đớn quyết liệt phản đối, cho rằng mình đã bị lừa, vì lúc ký kết bà không hề hay biết gì cả. Tuy nhiên, giấy trắng mực đen đã rõ ràng, bà Nga chỉ biết nuốt đắng vào lòng.

Có một lần trong lúc tranh cãi với con, bà Nga bị con gái tiếp tục đuổi ra khỏi nhà, bà giận bỏ nhà đi bụi 2 – 3 ngày mới về. Khi về đến nhà, do mệt quá, bà nằm xuống chiếc ghế bố để chợp mắt một chút.

Nào ngờ đứa con gái thấy mẹ về không những không vui mừng, còn cầm chân mẹ lôi dậy, mắng chửi té tát: “Bà về đây làm gì, biến đi!”.

Âm thầm đốt nhà người con bất hiếu. Ảnh minh họa.

Âm thầm đốt nhà người con bất hiếu. Ảnh minh họa.

Âm thầm đốt nhà con gái rồi bỏ đi bán vé số sống qua ngày

Đau đớn trước câu nói của con, bà Nga tức giận không kìm được, canh lúc cả nhà đang nằm ngủ trưa, bà âm thầm đi ra cây xăng, mua 50 ngàn xăng về đổ lên yên 2 xe máy dựng trong nhà. Tiếp đến bà ngắt cầu dao điện, lấy một tờ báo châm lửa ném vào 2 chiếc xe máy.

Ngửi thấy có mùi khét, cả nhà chị Hà tỉnh giấc, hô hoán nhau chạy thoát ra khỏi nhà an toàn. Vụ cháy đã thiêu hủy 2 chiếc xe máy và nhiều tài sản trong nhà, tổng thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Đứa con bé nhất của chị Hà cũng bị bỏng nặng sau đám cháy. Bà Nga sau đó cũng bỏ nhà đi mất tích, không ai tìm thấy bà đâu nữa.

Bà đi bán vé số dạo để kiếm tiền, ăn bờ ngủ bụi ở khắp nơi, trên các con phố, vỉa hè, gầm cầu,… Ảnh minh họa.

Bà đi bán vé số dạo để kiếm tiền, ăn bờ ngủ bụi ở khắp nơi, trên các con phố, vỉa hè, gầm cầu,… Ảnh minh họa.

Phật pháp là sư đạo, sư đạo nhất định phải lấy hiếu đạo làm cơ sở

Bản thân không biết mình bị truy nã, vui vẻ theo công an về đồn

Sau vụ án đốt nhà, lệnh truy nã bà Nga được chuyển về phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an TP.HCM, và giao cho trinh sát Nguyễn Thành Công thực thi.

Trong quá trình tìm bà Nga, tổ trinh sát có đi qua các nhà con cái của bà, nhưng bà không ở với ai cả. Do hành tung bà bất định, nên công an phải mất nhiều ngày mới tìm kiếm ra được nơi trú của bà.

Hóa ra, bà đi bán vé số dạo để kiếm tiền, ăn bờ ngủ bụi ở khắp nơi, trên các con phố, vỉa hè, gầm cầu,… có những đêm mưa to, bà không có nơi trú thân nên người ướt nhẹp, đứng núp ở vỉa hè cả đêm không chợp mắt. Gầm cầu thì trú được mưa, nhưng nơi đó không an toàn, vì là nơi nhiều tay nghiện ngập, giang hồ lui tới, do đó bà không dám ngủ ở đó nữa.

Nhiều người tội bà nên mách, buổi tối xin vào chùa ngủ nhờ, nhưng bà không chịu được sự cô quạnh nên lại tìm đến vỉa hè để ngủ, chẳng nơi đâu là nơi ở cố định của bà.

Sau một thời gian lang thang, bà may mắn gặp được một gia đình tốt bụng ở phường Bình Trị Đông A, họ cho bà căng tấm bạt trước vỉa hè nhà để trú tạm, còn cho bà sử dụng chung nguồn nước. Trong nơi ở của bà, chỉ có một túi nilon treo vài bộ quần áo, một túi khác treo một chiếc xoong, vài cái chén…

Người trinh sát khi tìm thấy bà, từ xa xa anh bỗng khựng lại khi nhìn thấy cảnh tượng trước mắt mình. Kẻ tội phạm mà anh sắp bắt về đồn, chính là một bà lão mái tóc bạc phơ, thân hình gầy gò, nhỏ thó, gương mặt bà khắc khổ, bi thương, khiến người khác phải chạnh lòng.

Có lẽ hôm nay bà đã thấm mệt sau những ngày dài vất vả ngoài đường, nên bà đã ngủ thiếp đi trên chiếc võng đang treo vắt vẻo. Dáng vẻ co ro, mệt mỏi ấy, khiến người trinh sát cũng không dám đến làm phiền.

Quyết định truy nã cụ bà.

Quyết định truy nã cụ bà.

Đức Phật dạy về hiếu đạo

“Có lúc tôi nghĩ, hay quay về, không bắt nữa. Nhưng một phần đó là nhiệm vụ, phần nữa đã có lệnh truy nã, tôi không bắt thì người khác cũng bắt. Tôi cố gắng làm cách nào để bà lão cảm thấy nhẹ nhàng nhất”, Trinh sát Công kể lại.

Đồng thời, sau một hồi suy nghĩ, anh cũng chia sẻ thêm rằng: “Và cuối cùng tôi lại nghĩ đến việc đưa bà lão về quy án, để kết cho ‘xong tội’, phần vì ở trại giam còn không khổ sở như lang thang vỉa hè kiếm miếng ăn; cuối cùng tôi quyết định bắt”.

Mãi đến 16h chiều, trời lúc này đổ mưa to, hai người trinh sát, kiếm cơ hội chạy đến xin trú mưa dưới tấm bạt của bà. Bà lúc này chẳng hề hay biết họ đến để mang bà đi, nên vẫn niềm nở chia sẻ nơi ở của mình cho những người khách lạ.

Phân vân một lúc, người trinh sát bèn mở lại hỏi chuyện bà: “Cô có phải cô Ánh Nga không? Con nghe nói cô mâu thuẫn với con gái, con là công an, mời cô về phường nói chuyện được không?”.

Nghe thấy có người hỏi thăm mình, bà tủi thân trút hết nỗi lòng tâm sự, vui vẻ theo những người trinh sát lên xe đi về đồn. Nhưng khi đến nơi, bà mới biết mình là tội phạm bị truy nã, vốn dĩ bà tức con nên chỉ định đốt nhà cho hả giận, chẳng biết như thế là phạm pháp.

Lúc này, bà oán trách, gào khóc, bằng sức lực yếu ớt, bà lao vào đánh người trinh sát như để tuôn cho hết những uất ức trong lòng mình. “Con tôi nó cướp nhà tôi, mấy chú không bắt nó, sao lại đi bắt tôi”.

Tiếng khóc bà như xé lòng, người trinh sát thì cười buồn: “Những lần khác tìm được đối tượng trốn nã, bắt họ về quy án là tôi thấy nhẹ cả người, sao lần này lại thấy lòng nặng trĩu. Bà cụ sai cái lý thì bị pháp luật trừng trị, nhưng đúng là vụ án này thấy ẩn khuất cái tình. Con cái đối xử bất hiếu với người có công sinh thành nuôi dưỡng mình như vậy, pháp luật nào xử họ, cảnh sát nào có quyền ‘truy nã’ họ đây?”.

Phiên tòa chỉ có một mình bà cụ mà không có lấy một người con tham dự.

Phiên tòa chỉ có một mình bà cụ mà không có lấy một người con tham dự.

Bất hiếu tạo nghiệp gì?

Tại phiên tòa TP.HCM, nơi bà Nga bị kết tội, hết thảy 5 người con, không một người có mặt, chỉ mình bà ngồi bơ vơ, tội nghiệp, lắng nghe những lời phán quyết dành cho mình.

Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo đã già yếu, hành vi cũng xuất phát một phần từ lỗi của bị hại, và bị hại cũng đã bãi nại; nên sẽ giảm nhẹ một phần hình phạt. Tòa tuyên xử bà Nga hai năm tù, cho hưởng án treo, với tội danh Huỷ hoại tài sản.

Nghe toàn tuyên án, bà Nga rơi nước mắt, vì bà không còn nơi nào để đi nữa. Con gái thì ngược đãi mẹ, các con trai đã có gia đình riêng, nên bà không thể ở cùng được.

“Bây giờ được thả, tôi không biết phải ở nhờ nhà ai đây”, bà nói trong nước mắt.

Chẳng ai biết rồi cuối cùng bà sẽ ở đâu, chỉ biết hơn 2 năm sau khi vụ án xảy ra, ngôi nhà cũ của bà, đã được người con gái xây lên 2 lầu khang trang, còn người mẹ già yếu gần đất xa trời, vẫn phải bán vé số lang thang khắp nơi.

Mẹ sinh ra đã thiệt thòi nhưng lại sống cả đời hy sinh.

Mẹ sinh ra đã thiệt thòi nhưng lại sống cả đời hy sinh.

Hai trọng tội nhận quả báo nặng: Bất hiếu và ăn cháo đá bát

Công lao sinh thành của cha mẹ chẳng thể nào kể hết, không có cha mẹ thì chẳng thể có bản thân của ta. Cha mẹ đã sinh ra chúng ta, đã chia sẻ một phần máu xương để ta có mặt trên cuộc đời này. Cha mẹ là người nuôi dưỡng ta từ khi chào đời đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi ta bằng những giọt sữa ngọt lành. Cha mẹ đã chăm sóc ta những khi ta đau ốm. Cha mẹ cũng ra sức làm việc vất vả để nuôi ta khôn lớn. Từ một hài nhi bé bỏng đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm quét nhà, biết làm việc để tự nuôi mình, đâu phải chuyện ngày một ngày hai. Cha mẹ đã dành cho con cái cả tình thương và sức lực của mình. Không chỉ nuôi ta lớn, cha mẹ còn có công dạy dỗ cho ta nên người. Cha mẹ dạy ta bằng chính những việc làm, kiến thức, những hiểu biết về cách ứng nhân xử thế trong giao tiếp, học tập… Có thể xem cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, dạy cho chúng ta đủ thứ. Công lao ấy kể làm sao cho hết. Ấy thế vẫn có những người vì tiền tài, vật chất mà chà đạp lên cha mẹ, dẫm lên công lao sinh thành bấy lâu của cha mẹ chỉ vì lợi ích của bản thân. 

Đức Phật có dạy, cuộc đời của mỗi người đều có hai người không thể trả ơn, đó là cha và mẹ. Mỗi chúng ta có mặt trên thế gian này, nhờ cha mẹ tạo ra, chứ không phải thần linh hay thượng đế nào tạo ra cả. Trong kinh Tăng Chi Bộ 4, đức Phật dạy Phạm thiên: “Này các Tỳ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Các bậc đạo sư thời xưa là đồng nghĩa với cha mẹ. Chư thiên thời xưa là đồng nghĩa với cha mẹ. Các bậc Thánh là đồng nghĩa với cha mẹ. Vì cớ sao? Vì cha mẹ giúp đỡ rất nhiều cho các con, nuôi dưỡng chúng lớn và dẫn dắt chúng vào cuộc đời này”.

Đức Phật ví cha mẹ ngang hàng với Phạm thiên. Ấn Độ thời điểm đó, đạo Bà-la-môn coi Phạm thiên là bậc tối cao, tối thượng của họ. Nếu những người con cúng dường vật thực hay những thứ khác cho cha và mẹ, mà đức Phật nói trong kinh, cũng không thể nào đền đáp được hết công ơn cha và mẹ.

Công lao sinh thành của cha mẹ chẳng thể nào kể hết, không có cha mẹ thì chẳng thể có bản thân của ta. Ảnh minh họa.

Công lao sinh thành của cha mẹ chẳng thể nào kể hết, không có cha mẹ thì chẳng thể có bản thân của ta. Ảnh minh họa.

Sám hối và chuyển hóa tội bất hiếu với cha mẹ

Người Việt Nam ta rất coi trọng tình cảm gia đình. Vì thế, ca dao Việt Nam có rất nhiều bài diễn tả những tình cảm gia đình, tiêu biểu như:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Người ta thường nói trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi.

Điều này khi ai đã trải qua mới thấy thấm thía. Không có mẹ bên cạnh ai lo bú mớm tắm rửa ẵm bồng chăm sóc chúng ta? Không có cha bên cạnh ai lo tảo tần làm việc kiếm tiền nuôi nấng dạy dỗ chúng ta? Chỉ khi nào gặp cảnh ngộ không may, làm ăn thất bại, khi ngọn gió đời quật chúng ta nghiêng ngã, vùi dập chúng ta đến nỗi chúng ta không còn niềm tin đối với người xung quanh. Lúc đó chúng ta mới chợt tỉnh ra rằng, chúng ta còn cha mẹ. Cha mẹ lúc nào cũng vẫn là chiếc nôi ấm áp cho chúng ta quay về nương tựa.

Mỗi Phật tử chúng ta cần suy nghĩ lại những hành động và việc làm của mình đối với cha mẹ. Chúng ta đừng vì lợi ích cá nhân, vì tiền tài vật chất mà đánh mất tâm hiếu hạnh trong thân tâm, đừng chần chừ thêm giây phút nào mà trước hết hãy sống thật tốt cho cha mẹ vui lòng và hãy chăm sóc cha mẹ bằng tất cả tấm lòng khi cha mẹ còn sống với chúng ta.

Chúng ta không phải thờ mẹ, kính cha khi cha mẹ không còn trên cuộc đời, mà chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn hiện hữu trên cõi đời này. Chăm sóc cha mẹ lúc về già là bổn phận và nghĩa vụ của người làm con. Khi cha mẹ đau ốm, chúng ta lo lắng từ miếng ăn, giấc ngủ, viên thuốc, ly nước. Thiết nghĩ, đây là nguồn an ủi cho cha mẹ đỡ đau đớn, đỡ buồn và hiu quạnh. Đó là nguồn sức mạnh, là liều thuốc tinh thần, giúp cha mẹ đủ nghị lực vượt qua mọi căn bệnh, từ thân bệnh đến tâm bệnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm