Bản chất của sám hối
Sám hối là thái độ lúc ta phạm phải lỗi lầm, đó là lúc ta ân hận, ăn năn, thực lòng xin lỗi với những gì mình gây nên. Sám hối không đi kèm với ăn năn thì cũng là sai bản chất, không đúng đắn.
Sám hối chân thật chính là lúc ta có sự hối hận trong lòng, cảm thấy day dứt không yên và cần xin lỗi, để về sau không tái phạm lại tội lỗi ấy nữa. Nếu như đó là những tội lỗi được gây ra trước mắt, thì có thể xin lỗi ngay với người đó. Nhưng có những tội lỗi, về sau ta mới nghiệm lại, thấy được nó, đó là những tội lỗi của quá khứ. Vì như ta biết luật nhân quả luôn linh ứng vào bất kỳ lúc nào, những gì ta phải trải qua ngày hôm nay chính là hệ quả của những việc làm trước đây của ta. Kiếp này ta hay ốm đau là do kiếp trước mang tội sát sinh, kiếp này ta hay hao của, không có cuộc sống no đầy là do kiếp trước trộm cắp, buôn gian bán lận…chính vì vậy mà mỗi người có thể tùy theo đó là sám hối cho mình.
Nếu con người thật tâm sám hối, thì ắt đời này có được sự an lành dài lâu. Sám hối là khi họ chỉ biết có phật, hướng đến phật để bày tỏ sự hối hận, ăn năn với những lỗi lầm của mình, tâm không được biến động trong khi sám hối. Bởi một người sám hối mà vẫn nhận thức những sự việc xảy ra ở cạnh mình, thì chứng tr người đó đang không thật tâm sám hối.
Sám hối thân nghiệp trước rồi mới đến khẩu nghiệp. nếu như quá khứ tạo khẩu nghiệp ác, thì hiện thời dù bạn có nói lời hay ý đẹp, giọng nói có dễ nghe, thì người khác cũng không nghe bạn, cũng tránh xa bạn. Nên thay vì dành thời gian phân trần giải thích, con người ta chi bằng hãy dành khoảng thời gian đó để sám hối, tụng kinh niệm Phật để có được những giá trị lớn lao hơn.
Khi đã đạt được sự thanh tịnh của thân nghiệp và khẩu nghiệp, sẽ đến lúc con người sám hối về tham – sân – si là những nguồn cơn của tội lỗi. Mọi tội lỗi của con người sinh ra xuất phát từ tâm, nếu thành tâm sám hối sẽ giảm nhẹ và trừ được tội, đưa tâm minh đi đúng hướng cần đi. Nói tóm lại, khi mỗi người chúng ta đã có tâm và thành tâm sám hối, hãy sám hối từ ngoài vào tâm, thân rối từ đó vào sâu trong bản chất mỗi con người. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ có được tâm hồn thanh tịnh, tâm bất biến giữa cuộc đời, không còn áy náy, bất an, sẽ có được sức cảm hóa người khác, đó mới chính là kết quả cao nhất của sám hối.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm