Thứ năm, 22/11/2018, 09:58 AM

"Báo ứng hiện đời" - cuốn sách về nhân quả nên đọc

Trong thời buổi ngày nay, đọc một tờ báo, lên một trang net, chúng ta thấy tội ác dẫy đầy, tàn nhẫn, kinh hãi đến mức báo động. Một nhà nghiên cứu giáo dục đã phải than rằng: "Đây là thời “cái ác lên ngôi”! Tất cả đều do con người không tin nhân quả nên không biết sợ, chẳng cẩn trọng giữ gìn.

Lời người dịch về cuốn sách

Cuốn sách này được chia làm ba phần, phần một của cư sĩ Quả Khanh, phần hai là câu chuyện của nhiều tác giả trên nhiều nước (đích thân mục kích hoặc nghe kể) đã viết ra và gởi đến Hội Đạo Đức Trung Hoa. Phần ba là chuyện do ký giả trực tiếp phỏng vấn hay nghe kể lại mà viết ra.

Tôi đã cất công săn lùng trong rừng hồi ký nguyên tác Hán tự mênh mông để tìm những câu chuyện hay và hữu ích; sau đó chắt lọc; tuyển lựa, rồi dịch ra để chia sẻ cùng bạn đọc. Quý vị có quyền tin hoặc không. Nhưng tập sách này không đơn thuần là chuyện đọc “để mua vui một vài trống canh” mà mang theo cả tấm lòng yêu thương nhân gian của người viết lẫn người dịch.

Trong thời buổi ngày nay, đọc một tờ báo, lên một trang net, chúng ta thấy tội ác dẫy đầy, tàn nhẫn, kinh hãi đến mức báo động. Tất cả đều do con người không tin nhân quả. Vì không tin nên không biết sợ nên chẳng cẩn trọng giữ gìn. Đến nỗi, một nhà nghiên cứu giáo dục đã phải than rằng: "Đây là thời “cái ác lên ngôi”!

Cổ nhân có câu: “Thánh hiền sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Tại sao Thánh hiền sợ nhân? Vì các Ngài chứng kiến nhiều, đã từng đau khổ và thấm thía tận xương tủy nên luôn cẩn trọng, giữ gìn từng hành vi ý nghĩ. Còn chúng ta ít chứng kiến, không hiểu, không tin, không nhớ… nên hoàn toàn mất kiểm soát, phóng túng gieo nhân bừa bãi. Chẳng hạn như một nhân viên thủ quỹ giữ “kho vàng” cho công sở hay tư nhân, nếu không tin tội phước báo ứng, thì rất dễ dàng thụt két, tham lam tạo tội. Nhưng nếu họ tin nhân quả, hiểu là “của phi nghĩa chẳng những không xài được mà còn di họa đến bản thân và con cháu”… thì dù không có giám sát viên theo dõi, họ vẫn giữ mình trong sạch thanh liêm.

Chỉ mong rằng sau khi đọc cuốn sách này quý vị sẽ có tầm nhìn rõ hơn về nhân quả và sẽ sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Nếu như tác phẩm này mang đến cho bạn đọc chút lợi ích tâm linh, hay niềm vui trong ý sống, thì đó là phần thưởng lớn nhất của người dịch.

Quả Khanh (Dịch giả cuốn "Báo ứng hiện đời")

Thông tin chung về cuốn sách

Sách "Báo ứng hiện đời" có bán trên Tiki.vn

Nhà xuất bản Hồng Đức

Dịch giả: Quả Khanh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 sẽ diễn ra tại TP.HCM từ 15/4 - 2/5

Sách Phật giáo 10:07 04/04/2025

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 với nhiều hoạt động khuyến khích, phát triển, xây dựng thói quen đọc sách trong cộng đồng, xã hội.

2 ấn phẩm về nữ giới Phật giáo ra mắt dịp tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni

Sách Phật giáo 18:51 03/04/2025

Đầu tháng 4/2025, Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế - nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm ra mắt bộ sách chuyên sâu về Ni giới trong Phật giáo, nhân Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư tôn đức Ni tiền bối hữu công Việt Nam.

“Tình thương mở lớn con đường”

Sách Phật giáo 11:29 28/03/2025

Là cuốn sách do Sư cô Chơn Thủy sưu tầm và soạn dịch từ những câu chuyện chân thật, mang đậm tinh thần từ bi, nhẫn nhục và trí tuệ của người học Phật, được Nxb Dân Trí và Nhà sách Vĩnh Nghiêm ấn hành.

Tình mẫu tử của Vạn Lộc từ đời bước vào thơ

Sách Phật giáo 17:50 21/03/2025

Nhà thơ - Phật tử Vạn Lộc bước sang tuổi 84, nắm chắc cái đặc trưng khó lẫn tạp của con người xứ Quảng, lại được học tập và rèn luyện cái văn hoá của đất Thần kinh quê chồng.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo