Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 19/08/2019, 06:57 AM

Bảo vệ môi trường như thế nào trước tình hình nóng lên toàn cầu?

Ngày nay nhân loại đang đứng trước vấn đề khủng hoảng về môi trường, về vấn đề nóng lên toàn cầu, vấn đề này gây ra những hậu quả và di chứng không chỉ đời này mà còn đời sau.

Gần đây, trên trang Tri thức trẻ đưa tin về việc nóng lên toàn cầu sẽ làm sản lượng năng lượng Mặt Trời giảm đáng kể. Mặt Trời là nguồn năng lượng sạch có thể giúp nhân loại tránh phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhưng việc khí hậu thay đổi sẽ ảnh hưởng nặng nề tới việc sản xuất năng lượng Mặt Trời. Một số địa điểm trên Trái Đất sẽ nhận về nhiều ánh nắng Mặt Trời hơn, trong khi đó một số nơi lại thiếu ánh nắng; mây (hay cụ thể hơn là lượng nước có trong khí quyển) là lý do chính gây nên sự khác biệt này.

Nóng lên toàn cầu sẽ làm sản lượng năng lượng Mặt Trời giảm đáng kể. Nguồn ảnh: Internet.

Nóng lên toàn cầu sẽ làm sản lượng năng lượng Mặt Trời giảm đáng kể. Nguồn ảnh: Internet.

Khoa học không thể tính toán rõ ràng lượng nắng mỗi vùng nhận được sẽ khác biệt ra sao. Các mô hình giả lập thời tiết không thể dự đoán trước chuyện gì sẽ xảy ra.

Theo quan điểm Phật giáo sự hủy hoại môi sinh, ô nhiễm môi trường là hậu quả đỉnh cao của tư duy hữu ngã, con đường tư duy và hưởng thụ lạc thú của con người. Thế nên nguyên nhân chính của vấn đề này là do vô minh và tham ái.

Sự hủy hoại môi sinh, ô nhiễm môi trường là hậu quả đỉnh cao của tư duy hữu ngã, con đường tư duy và hưởng thụ lạc thú của con người. Nguồn ảnh: Internet

Sự hủy hoại môi sinh, ô nhiễm môi trường là hậu quả đỉnh cao của tư duy hữu ngã, con đường tư duy và hưởng thụ lạc thú của con người. Nguồn ảnh: Internet

Thuyết Duyên khởi của Phật giáo chỉ ra rằng con người là tập hợp 5 uẩn (sắc thọ tưởng hành thức). Trong đó, sắc uẩn của một con người là bao gồm thân vật lý của người ấy và toàn thể thế giới vật lý. Điều đó có nghĩa thiên nhiên hay môi sinh thực sự là cơ thể của con người, hay một phần rất lớn của cơ thể con người. Con người không thể tồn tại được nếu không có môi sinh. Nếu môi sinh hay thiên nhiên bị ô nhiễm trầm trọng thì cơ thể vật lý của con người, hay đời sống của con người thời bị hủy diệt.

Bài liên quan

Vậy là khi con người hiểu rõ sự thật Duyên khởi thì con người sẽ tự nguyện bảo vệ môi sinh khỏi ô nhiễm. Đó cũng là ý nghĩa bảo vệ nguồn sống, nguồn hạnh phúc của nhân loại.

Trên thực tế, khi đức Phật còn tại thế, vấn đề bảo vệ môi sinh chưa đặt thành vấn đề, thế nhưng Ngài đã hướng dẫn con người thực thi nếp sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi sinh là bảo vệ sự sống con người. Cụ thể là Ngài đã chủ động tạo ra một nếp sồng hòa hài với thiên nhiên, một đạo tràng tu tập thích hợp hướng tới giác ngộ và Niết bàn.

Nhưng không phải ai cũng hiểu và thực hiện theo lời Phật dạy. Thực tế chúng ta đang đối diện trái ngược hoàn toàn với tinh thần và mong muốn của Đức Phật. Hiện nay, nếu Trái Đất tiếp tục nóng lên, năng lượng sạch có được từ ánh sáng Mặt Trời sẽ không thể cứu rỗi nhân loại khỏi diệt vong.

Vậy là khi con người hiểu rõ sự thật Duyên khởi thì con người sẽ tự nguyện bảo vệ môi sinh khỏi ô nhiễm. Nguồn ảnh: Internet

Vậy là khi con người hiểu rõ sự thật Duyên khởi thì con người sẽ tự nguyện bảo vệ môi sinh khỏi ô nhiễm. Nguồn ảnh: Internet

Nhìn lại cuộc đời đức Đức Phật, chúng ta sẽ nhận ra rằng đời sống của Ngài luôn gần gũi thiên nhiên, thân cận núi rừng, xa chốn phồn vinh. Trong 45 thuyết độ sanh, Ngài để lại cho chúng ta hình ảnh một bậc đạo sư đi bộ từ làng này qua làng khác, từ đô thị này qua đô thị khác, sau khi khất thực trở về, thường ngồi trong một khu rừng gần đấy để an nghĩ hoặc thuyết pháp, hoặc ngồi thiền cho đến chiều. Nếp sống này được kinh điển ghi lại, như là vấn đề cảnh thức gìn giữ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm: “Nhất bát thiên gia phạn, Cô thân vạn lý du, Kỳ vị sanh tử sự, Giáo hóa độ xuân thu” (Một bát ăn ngàn nhà, Một thân đi vạn dặm. Vì vấn đề sanh tử, Giáo hóa độ ngày qua). 

Đọc lại những kinh sách, những lời Đức Phật dạy chúng ta cần nghiêm túc nhìn lại vấn đề bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu hiện nay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

'Việc thiếu nước là một vấn đề lớn của vùng Tây Nam Bộ'

Môi trường 20:52 12/04/2024

Phỏng vấn nhanh Đại đức Thích Chiếu Pháp, uỷ viên Ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang, người đang cùng các nhà hảo tâm và cộng đồng thực hiện các 'chuyến xe không màu' đưa nước ngọt cung ứng cho đại chúng ở Thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Xem thêm