Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 16/06/2019, 10:48 AM

Cứu môi trường từ hành động ý nghĩa 'săn rác'

Với người bạn đồng hành là chiếc xe máy, nhiếp ảnh gia 42 tuổi Nguyễn Việt Hùng (Lekima Hùng) đã đi qua 28 tỉnh, thành phố ven biển trong 43 ngày để chụp thực trạng rác thải đang tràn ngập ở rất nhiều bờ biển trên cả nước.

>>Phật giáo và môi trường 

3.000 bức ảnh về hành trình gần 7.000 km săn rác 

Câu chuyện về một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, một mình rong ruổi gần 7.000 km trên xe máy qua 28 tỉnh thành ven biển từ Bắc đến Nam để ghi lại tình trạng rác thải nhựa, đã và đang truyền tải một thông điệp mãnh mẽ tới cộng đồng về thực trạng ô nhiêm môi trường và việc cấp thiết của những hành động bảo vệ môi trường.

Hơn 3.000 bức ảnh và nhiều thước phim tư liệu về sự ô nhiễm dọc bờ biển đã được Nguyễn Việt Hùng (Hùng Lekima) ghi lại trên chuyến hành trình đi dọc đường bờ biển từ Bắc đến Nam suốt 1 tháng rưỡi bằng xe máy.

Hơn 3.000 bức ảnh và nhiều thước phim tư liệu về sự ô nhiễm dọc bờ biển đã được Nguyễn Việt Hùng (Hùng Lekima) ghi lại trên chuyến hành trình đi dọc đường bờ biển từ Bắc đến Nam suốt 1 tháng rưỡi bằng xe máy.

Hơn 3.000 bức ảnh và nhiều thước phim tư liệu về sự ô nhiễm dọc bờ biển đã được Nguyễn Việt Hùng (Hùng Lekima) ghi lại trên chuyến hành trình đi dọc đường bờ biển từ Bắc đến Nam suốt 1 tháng rưỡi bằng xe máy. Đây là dự án chụp ảnh và quay phim về ô nhiễm môi trường biển di chuyển bằng xe tay ga đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.

Bài liên quan

Vốn là một nhiếp ảnh gia, Việt Hùng đã đặt chân đến hầu hết tất cả tỉnh thành ven biển của Tổ quốc. Qua mỗi chuyến đi, anh nhận ra môi trường nói chung và biển Việt Nam nói riêng đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân cơ bản chính là nhận thức của nhiều người về môi trường biển còn hạn chế. Đặc biệt là vấn nạn rác thải nhựa, ngày ngày cứ hồn nhiên xả thẳng ra bờ biển từ những chợ cá, từ sinh hoạt hàng ngày...

Anh trở thành người Việt đầu tiên thực hiện chuyến đi dài gần 7.000 km (trong đó có 3.260 km đường bờ biển) để "săn" ảnh rác thải nhựa.

Cách đây vài năm, sau khi biết mẹ mình bị ung thư và nhựa là một trong những nguyên nhân tác động, Lekima Hùng đã có ý định làm điều gì đó ý nghĩa. Thông tin Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới về xả thải càng thôi thúc anh lập kế hoạch lên đường vào năm 2017 sau một năm nghiên cứu về rác thải nhựa, chuẩn bị tài chính và các thông tin cần thiết khác.

Hỏi Hùng, khi anh quyết định lên đường, gia đình có ai cản trở hay cho rằng anh "viển vông" hay không? Hùng bảo cũng nhiều người thân quen, gia đình lo lắng, nhất là khi anh lại chỉ đi một mình. "Mỗi tối, tôi cập nhật chút thông tin để người thân yên lòng. Cũng có người nghi ngờ, cho rằng tôi chả thay đổi được điều gì. Tôi chỉ cười và thầm nghĩ mọi người hãy đợi các bức ảnh sẽ trả lời" - nhiếp ảnh gia trải lòng.

Có thể, với nhiều người, chuyến đi của anh chỉ là hạt muối bỏ biển bao la, nhưng đằng sau đó là biết bao nỗi niềm và trăn trở của một công dân, khát khao được cống hiến phần nhỏ bé của mình, nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường biển, hạn chế rác thải nhựa ra môi trường. Bởi bảo vệ đại dương, sông ngòi... cũng chính là bảo vệ sự sống và bảo vệ giống nòi cho chúng ta.

Một trong những bức ảnh trong hành trình săn rác của nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng ghi lại ông Nguyễn Lương, người phụ trách lò đốt rác ở đảo Bình Ba (Khánh Hòa) đang dùng chân đẩy rác. Xung quay cây cối chết khô. Ngay phía dưới là bãi tắm và là vịnh nuôi tôm hùm, thuỷ hải sản.

Một trong những bức ảnh trong hành trình săn rác của nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng ghi lại ông Nguyễn Lương, người phụ trách lò đốt rác ở đảo Bình Ba (Khánh Hòa) đang dùng chân đẩy rác. Xung quay cây cối chết khô. Ngay phía dưới là bãi tắm và là vịnh nuôi tôm hùm, thuỷ hải sản.

Sự thật không thể che giấu mang tên rác

Bài liên quan

Hơn 100 bức ảnh "săn" rác của Nguyễn Việt Hùng vừa được giới thiệu trong triển lãm "Save of Seas - Hãy cứu lấy biển" được tổ chức ngày 4-6 tại Hà Nội hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.

Những bức ảnh được lựa chọn từ hơn 3.000 bức ảnh anh chụp suốt chuyến đi đã thực sự ám ảnh người xem vì sự tàn phá thiên nhiên của rác thải nhựa.

Trong câu chuyện rác mà Lekima Hùng mang tới cho công chúng, có những bãi biển ngập đầy rác nhựa, những bến thuyền đen ngòm vì ô nhiễm.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng tại triển lãm

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng tại triển lãm

Bài liên quan

Hỏi anh trước khi lên đường có nghĩ hiệu ứng chuyến đi lại tốt như vậy không, câu trả lời là có nghĩ ảnh hưởng mức độ nào đó tới nhận thức và người xem. Tuy nhiên, hiện hiệu ứng từ việc anh đã làm vượt qua những gì kỳ vọng. "Tôi luôn tin những bức ảnh chân thật, giàu thông tin sẽ làm thay đổi nhận thức, hành động của người xem. Các bức ảnh của tôi được hàng triệu lượt người xem, hàng chục ngàn chia sẻ. Trong đó, tôi đã đọc được rất nhiều cá nhân chia sẻ kèm theo các cam kết về giảm nhựa dùng một lần của họ" - anh Hùng cho biết.

Trong post của nhóm La bàn Sài Gòn đăng những bức ảnh của anh có khoảng 4 triệu lượt xem, hàng chục ngàn chia sẻ. Anh Hùng cho biết những bạn bè, anh chị em học viên chia sẻ với anh những thay đổi của họ, có nhiều người còn nói giật mình khi biết mình xả thải nhựa nhiều đến vậy. Nhiếp ảnh gia này cũng thổ lộ bản thân thật sự hạnh phúc khi nhận được những bức ảnh đẹp mà người dân gửi về từ chính những nơi anh từng đi qua vài tháng trước còn ngập ngụa túi ni-lông, chai nhựa, nay đã được dọn sạch. "Tôi biết rằng những cố gắng của mình không vô ích" - Hùng nói.

Rác ở đảo Hòn Ngang, Nam Du, Kiên Giang - một hình ảnh đầy ám ảnh trong triển lãm Hãy cứu biển

Rác ở đảo Hòn Ngang, Nam Du, Kiên Giang - một hình ảnh đầy ám ảnh trong triển lãm Hãy cứu biển

Thông điệp mà Hùng đưa ra trong triển lãm cũng là cách để giảm thiểu rác thải nhựa: "Chỉ hành động mới làm nên thay đổi". Vì vậy, anh vẫn sẽ cố gắng làm bằng những hành động cụ thể trong khả năng chuyên môn của mình. Từ đầu năm đến nay, Lekima Hùng đã thực hiện 3 chuyến "săn" rác. Ngay ở thời điểm này, anh đã lên kế hoạch cho các chuyến đi tới những hòn đảo và vùng dân cư ven biển đến hết năm 2020.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng đã được mời làm Đại sứ rác thải nhựa và cũng được coi như một đại sứ môi trường. Anh cho biết rất vui khi được mọi người nhìn nhận việc mình đã làm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm