Bát nhã Tâm kinh thực giải (Tinh hoa Bát nhã Tâm kinh)
Đây chính là trái tim của Phật giáo, là tâm tông của Phật tổ, là cốt tủy của các kinh Đại thừa, là tuệ giác của Bồ tát, là uyên nguyên của vạn loại chúng sanh, gồm đủ ba Thừa, diệu nghĩa hoàn toàn trọn vẹn, là pháp thân Phật chân thật.
Trong các tự viện Phật giáo Bắc tông Đại thừa, các thời kinh đều có tụng Bát nhã tâm kinh, các cư sĩ Phật tử tại gia cũng thuộc làu làu nhưng để hiểu đúng và áp dụng thực hành trong đời sống hàng ngày thì ắt hẳn không nhiều. Đây là điều khá đáng tiếc.
Kinh gồm 260 chữ là tinh hoa cốt tủy của bộ Đại Bát Nhã Ba la mật đa 600 quyển, 25.000 câu và khoảng 4 500.000 chữ.
Đây chính là trái tim của Phật giáo, là tâm tông của Phật tổ, là cốt tủy của các kinh Đại thừa, là tuệ giác của Bồ tát, là uyên nguyên của vạn loại chúng sanh, gồm đủ ba Thừa, diệu nghĩa hoàn toàn trọn vẹn, là pháp thân Phật chân thật.
Ứng dụng “trí tuệ Bát Nhã” để tu
Câu đầu tiên rất quan trọng, cũng là cốt lõi của Bát nhã tâm kinh: Quán Thế Âm Bồ Tát Quán Tự Tại thể nhập trí tuệ Bát Nhã thấu rõ con người năm uẩn sắc thọ tưởng hành thức là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn. Nói cụ thể về thực tính không của năm uẩn: sắc chẳng khác không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc và tương tự thực tính của cả thọ, tưởng, hành, thức cũng là không tính. Tính không của các pháp, của mọi sự vật hiện tượng vốn chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên trong tính không đó, vốn không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức. Tương tự quán sát như thật về Sáu căn:
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý; Không có sáu trần: sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có mười tám giới; Không có vô minh, cũng không có hết vô minh. Không có bốn tướng sinh già bịnh chết, mà cũng không có hết sinh tử. Tứ thánh đế khổ tập diệt đạo là giáo lý quan trọng bậc nhất của Phật giáo, phàm phu vô minh dùng làm pháp tu để tu tập hướng đến giác ngộ giải thoát, nhưng khi đã đạt đạo thể nhập tuệ giác Bát nhã thì còn chấp có tứ đế khổ, tập, diệt, đạo; không chấp có thành tựu trí tuệ; cũng không chấp có chứng đắc đạo quả.
Chính vì vì không chấp có sở đắc, nên Bồ tát phát huy diệu dụng trí tuệ Bát Nhã, lúc ấy tâm không còn bất kỳ khúc mắc chướng ngại, vì tâm thanh tịnh sáng suốt không còn vướng mắc chướng ngại nên không còn sợ hãi bất cứ thứ gì trong đời, xa lìa, vượt thoát mọi vọng tưởng, điên đảo, mộng tưởng, ảo tưởng khổ đau phiền não bất an, là cứu cánh Niết Bàn an vui hạnh phúc tuyệt đối.
Các vị Phật xưa nay trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai đều tu hành thể nhập trí tuệ Bát Nhã mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Phải biết rằng trí tuệ Bát nhã thấu rõ chân lý tính không của vạn pháp chính là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là không có thần chú nào cao hơn, giúp chuyển hóa tiêu trừ tất cả các khổ đau phiền não, là vô cùng chân thật không hư dối.
Cho nên khi nói đến trí tuệ Bát nhã, tức là phải nói đến ý nghĩa thật của câu thần chú: Qua rồi, qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ giải thoát rồi!
Vài bài học thiết thực:
- "Không" là chân lý, là thực tính của vạn pháp, của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất. Các pháp do duyên sinh, vốn không có tự ngã, tự thể, tự tính nên gọi là không.
- Ai thấu rõ con người ngũ uẩn, tứ đại là không sẽ vượt thoát tất cả mọi khổ đau phiền não, ách nạn như Bồ tát Quan Thế Âm.
- Tứ đại đất nước gió lửa; ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức; Sáu căn mắt tai mũi lưỡi thân ý; Sáu trần sắc thanh hương vị xúc pháp; Mười tám giới... đều là không.
- Không u mê tham đắm, vướng mắc cố chấp cái ta ( ngã), cái của ta ( ngã sở), danh vọng tiền tài địa vị.
- Tu tập là sống, thực hành chánh pháp, thể nghiệm thấu rõ như thật về tính không của vạn pháp, con người, thế giới.
- Dù tinh tấn siêng năng tu tập cũng không tự cao ngã mạn cho mình giỏi hơn người khác; dù có đạt được chút thành tựu cũng không chấp vào sở đắc của mình.
- Tu tập đúng là không chấp vào pháp môn tu học, sẽ dần vượt thoát mọi sự sợ hãi, lo sầu bất an phiền não.
- Tu tập đúng là không ảo tưởng, mộng tưởng, vọng tưởng, ảo tưởng điên đảo; không tưởng về quá khứ, không ảo vọng tương lai.
- Thành tựu trí tuệ thấu rõ như thật về vạn pháp là mục đích duy nhất của người tu hành.
- Ai hiểu thấu đáo bản kinh lòng 260 chữ này chính là tiếp xúc được với Pháp thân chân thật của Phật tổ.
Phật tâm kinh
Trí Bát nhã
Vạn pháp tính không
Vĩnh thoát khổ sầu
Chân lý thực.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm