Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/10/2023, 11:40 AM

Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai

Thầy đang ở trong con, và trong từng nụ hoa, chiếc lá/ Nếu gọi tên Thầy, con sẽ tự khắc thấy Thầy ngay/ Con đi đâu? Cây mộc già đã nở hoa, thơm nức sáng nay/ Thầy trò ta thật chưa bao giờ từng cách biệt.

347554044_1227003871354166_1315645754653747502_n

Thầy đi tìm con

Từ lúc non sông còn tăm tối

Thầy đi tìm con

Khi mọi loài còn chờ đợi ánh dương lên

Thầy đi tìm con

Khi con còn đắm chìm trong một giấc ngủ triền miên

Dù tiếng tù và đã vọng lên từng hồi giục giã

Không rời non xưa

Thầy đưa mắt về phương trời lạ và nhận ra được trên vạn nẻo đường từng dấu chân của con

Con đi đâu

Có khi sương mù đã về giăng mắc chốn cô thôn

Mà trên bước phiêu linh con vẫn còn miệt mài nơi viễn xứ

Thầy đã gọi tên con trong từng hơi thở

Tin rằng dù con đang còn lạc loài đi về bên nớ

Con cũng sẽ cuối cùng tìm ra được lối trở về bên ni

Có khi Thầy xuất hiện ngay giữa đường con đi

Nhưng mắt con vẫn nhìn Thầy như nhìn một người xa lạ

Không thấy được mối túc duyên

Không nhớ được lời nguyền xưa vàng đá

Con đã không nhận ra được Thầy

Vì tâm con còn vướng bận những hình bóng xa xôi

Trong kiếp xưa con đã từng nhiều lần nắm tay Thầy rong chơi

Thầy trò ta đã ngồi thật lâu cạnh những gốc thông già trăm tuổi

Đã từng đứng yên cùng lắng nghe tiếng gió thì thào mời gọi và ngắm nhìn những cụm mây trắng bay

Con đã từng nhặt đưa Thầy những chiếc lá ngô đồng đầu thu đỏ thắm

Thầy đã từng đưa con vượt qua những khu rừng tuyết phủ giá băng

Nhưng đi đâu Thầy trò ta cũng luôn luôn trở về nơi non xưa chốn cũ, để được gần gũi sao trăng

Để được mỗi khuya gióng tiếng chuông đại hồng cho mọi loài tỉnh thức

Thầy trò ta đã từng ngồi yên trên An Tử Sơn cùng đại sĩ Trúc Lâm bên những cây đại già nở hoa thơm ngát

Đã từng đưa tàu ra khơi vớt người thuyền nhân phiêu dạt

Đã từng giúp thiền sư Vạn Hạnh thiết kế thành Thăng Long.

Đã từng cùng nhau đánh tranh dựng chiếc thảo am bên sông

và giăng lưới vớt Trạc Tuyền khi Tiền Đường đang đùng đùng dậy sóng

Thầy trò ta đã mở lối bước lên trời ngoại phương lồng lộng

Sau bao tháng ngày công phu chọc thủng lưới thời gian

Đã từng cất giữ được ánh sáng của những vì sao băng

Làm đuốc soi đường cho những ai muốn trở về sau những tháng ngày rong ruổi

Nhưng cũng có khi hạt giống lãng tử trong con bừng sống dậy

Con đã rời bỏ Thầy, rời bỏ huynh đệ một mình thất thểu ra đi…

Thầy nhìn con xót thương

Tuy biết rằng đây không thực sự là một cuộc phân kỳ

Bởi vì con đang có Thầy nơi từng tế bào trong cơ thể

Biết con còn phải thêm một lần đóng vai người cùng tử

Nên Thầy đã nguyện sẽ có mặt đó cho con mỗi lần con gặp bước gian nguy

Có khi con nằm thiếp đi trên cát nóng sa mạc chốn biên thùy

Thầy đã hoá thân làm đám bạch vân đem cho con bóng mát

Đến giữa khuya đám mây đọng lại thành sương, cam lộ rơi từng hạt để con uống lấy trong cơn mê

Có khi con ngồi dưới vực sâu tăm tối, hoàn toàn cách biệt trời quê

Thầy đã hoá thân thành chiếc thang dài và nhẹ nhàng bắc xuống

Cho con leo lên vùng chan hoà áng sáng

Để tìm lại được màu trời xanh và tiếng suối tiếng chim

Có lúc Thầy nhận ra con ở Birmingham

Ở quận Do Linh hay miền Tân Anh Cát Lợi

Có lúc Thầy gặp con ở Hàng Châu, Hạ Môn hay Thượng Hải

Có lúc Thầy tìm được con ở St peterburg, hoặc ở Tây Bá Linh

Có khi mới lên năm mà thấy con, Thầy cũng nhận được chân hình

Thấy được hạt giống bồ đề nơi con, mang trong trái tim còn niên thiếu

Thấy con, Thầy đã luôn luôn đưa tay làm dấu hiệu

Dù nơi gặp con là ở miền Kinh Bắc vùng Bến Nghé hay ở cửa biển Thuận An

Có khi con là trái trăng vàng ửng chín lơ lững treo trên đỉnh Kim Sơn

Hay là con chim con chiêm chiếp kêu đêm đông bay qua rừng Đại Lão

Rất nhiều khi Thầy thấy được con nhưng con không thấy được Thầy,

dù trên nẻo đường con đi sương chiều đã thấm vào ướt áo

Vậy mà cuối cùng con cũng đã trở về

Con trở về ngồi dưới chân Thầy nơi chốn non xưa

Để rồi tiếng chim kêu tiếng vượn hú lại cùng hòa với tiếng công phu sớm trưa

Con đã về bên Thầy, thực sự muốn chấm dứt cuộc đời lãng tử

Sáng nay chim chóc ca mừng vầng ô lên rạng rỡ

Con có hay

Trên bầu xanh mây trắng vẫn còn bay?

Con ở đâu? Cảnh núi xưa còn đó nơi hiện pháp chốn này

Dù đợt sóng bạc đầu vẫn còn đang muốn vươn mình đi về phương lạ

Nhìn lại đi, Thầy đang ở trong con, và trong từng nụ hoa, chiếc lá

Nếu gọi tên Thầy, con sẽ tự khắc thấy Thầy ngay

Con đi đâu? Cây mộc già đã nở hoa, thơm nức sáng nay

Thầy trò ta thật chưa bao giờ từng cách biệt

Xuân đã về, các cội thông đã ra chồi óng biếc và bên mé rừng đã nở rộ hoa mai.

Không có sinh diệt, chỉ có sự tiếp nối

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Xem thêm