Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/08/2021, 10:51 AM

Từ bi vô chướng ngại, pháp lực bất tư nghì

Những Phật tử với tâm từ, tâm bi giải thoát viên mãn, tâm ấy không có chất chứa, không hạn lượng, biến chiếu thập phương, vô chướng ngại, là vô lượng quang, Như Lai không đến, không đi mà đến cùng khắp (Kim Cang Bát Nhã), tức là ánh sáng cùng khắp mọi lúc, mọi nơi.

Thiện nguyện là sự hoà hợp giữa trí tuệ và lòng từ bi

Như Lai ở trong tâm của mỗi hữu tình chúng sanh, cho dẫu chúng sanh chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết, chẳng hiểu (Phẩm An Lạc Hạnh, Pháp Hoa Kinh), như đại nguyện của Phật A Di Đà:

Nguyện khi an trú trong tam muội, thường phóng hào quang chiếu chúng sanh, cảm ứng sâu xa chỗ thanh tịnh (Vô Lượng Thọ Kinh). Chơn ngôn của Bậc Đại Giác Ngộ soi sáng hữu tình chúng sanh, do vô minh, phiền não vì bị nghiệp che chướng (Với nghiệp có hạn lượng, tâm ấy không chất chứa - Tiểu Bộ Kinh Nikàya Tiền thân số 169), cho dẫu ánh sáng biến chiếu cùng khắp nhưng chỉ có thể cảm ứng vào nghiệp lành (chỗ thanh tịnh của mỗi chúng sanh). Vì thế, mỗi lúc mỗi nơi, khi tâm ý hữu tình nghĩ điều thiện, thương xót, cầu nguyện chân thành, chế tác năng lượng yêu thương, thì ánh sáng từ bi vô chướng ngại (Vô Ngại Quang) sẽ soi rọi, hòa hiệp diệu kỳ với cái tâm ý chơn thiện ấy, thì pháp lực bất tư nghị.

Đức Phật vì lòng Từ Bi vô lượng nên chính từ kim khẩu của Ngài nói ra tất cả các pháp và cứu độ tất cả chúng sanh nhằm mục đích là cứu khổ, ban vui cho chúng sanh được an lạc giải thoát.

Đức Phật vì lòng Từ Bi vô lượng nên chính từ kim khẩu của Ngài nói ra tất cả các pháp và cứu độ tất cả chúng sanh nhằm mục đích là cứu khổ, ban vui cho chúng sanh được an lạc giải thoát.

Vì thế, ở mọi thời, mọi nơi chốn (không chấp trước thời khắc nào, chỗ nào), với tâm chơn thiện, rãi lòng từ (năng lượng yêu thương hay cầu nguyện), thì tương ưng với chư Phật chư Bồ Tát, (tức là chư Phật chư Bồ Tát gia bị), kết quả bất khả tư nghì.

Về phương diện tập thể, nếu nhiều người đồng thời chế tác năng lượng tình thương và cầu nguyện bình an cho nhân loại cho hết hữu tình chúng sanh trong mọi thế giới (Ai chính với từ tâm, thương xót mọi thế giới (Tiểu Bộ Kinh V Nikàya, Tiền thân số 169), thì pháp lực không thể nghĩ bàn (Từ bi vô chướng ngại, pháp lực bất tư nghì). Còn đối với những Phật tử thuần hành, thì tâm từ bi hiển bày mọi lúc, mọi nơi vì không có hạn lượng, không có chất chứa...

Thế nào là đại hùng, đại lực, đại từ bi trong đạo Phật?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm