Thứ ba, 07/07/2020, 09:26 AM

Bí mật sau nhục thân các Thiền sư: Đỉnh cao thiền định

“Thật là sai lầm nếu coi những nhục thân Thiền sư là những “momies” – xác ướp kiểu Ai Cập. Vì ở những momies kiểu Ai Cập sọ đều bị đục ở vùng xương lá mía, hoặc xương chẩm để lấy não ra. Còn hộp sọ của Thiền sư Vũ Khắc Minh thì không như vậy.

Thao tác để có được một momies hoàn chỉnh cũng hoàn toàn khác những nhục thân mà chúng ta có”- PGS. TS Lân Cường nhấn mạnh. 

Thiền táng nguyên vẹn

Sáu nghìn năm trước Công nguyên, nguời Ai Cập đã khoét những cái lỗ ở sa mạc rồi đặt xác người chết vào đó để sấy khô xác. Khoảng 3.200 năm trước Công nguyên thì họ lại chôn xác người cùng quan tài trong cát. Mãi tới khoảng 2.650 năm trước Công nguyên, kỹ thuật moi ruột ướp xác mới trở nên rõ ràng và được tiến hành theo những quy trình nhất định.

Họ rạch bụng người chết qua một vết cắt chỉ dài 7,6cm để lấy nội tạng ra. Quả tim - bộ phận được người Ai Cập cổ đại xem như vật liên kết thể xác và linh hồn của người chết nên duy nhất được giữ lại trong lồng ngực. Ruột, dạ dày, gan được bỏ vào các bình chứa. Qua vùng xương lá mía hay trực tiếp đục trên xương sọ, người ta đưa rượu Chà Là vào. Họ dùng thanh sắt nhỏ có móc ở đầu và ngoáy mạnh trong đầu. Sau khi lật úp xuống, não sẽ chảy ra ngoài cùng rượu. Họ thay vào đó bằng nhựa cây. Thân người chết được bao bọc bằng chất carbonat natri để hút nước ở các mô, sau đó được lau khô và nhét vào các hương liệu với mạt cưa. Cuối cùng người ta quấn xác ướp bằng vải lanh (có khi tới 845m2) hoặc quần áo cũ. Phía bên ngoài quách được vẽ mặt người quá cố. Quy trình này kéo dài trong khoảng 70 ngày.

Bí mật 60 năm về nhục thân bất hoại thiền sư Như Trí

Tượng đối chứng (trái) và tượng gốc (phải) của thiền sư Vũ Khắc Minh.

Tượng đối chứng (trái) và tượng gốc (phải) của thiền sư Vũ Khắc Minh.

Tuy nhiên, ở Việt Nam không làm như vậy. Ở nhục thân Thiền sư Vũ Khắc Minh, qua 6 tấm phim chụp X-quang cho thấy rõ, họp sọ của thiền sư còn nguyên vẹn. Phần xương lá mía không bị đục vỡ như trên sọ của vua Ai Cập Ramsès V để lấy não ra và đưa nhựa thơm vào. Qua tấm phim X-quang lớn thứ hai chụp chuẩn bên lại càng khẳng định hộp sọ còn nguyên vẹn, không bị đục vỡ ở phần xương đỉnh như trên xương đỉnh trái bị đục thủng của một vị vua trong lịch sử Ai Cập. Phía dưới lỗ chẩm của nhục thân không thấy các đốt sống cổ, vì toàn bộ đốt sống này đã bị đổ sập xuống nằm gọn trong ổ bụng thiền sư. Chính từ sự việc không lấy não ra, PGS Lân Cường khẳng định rằng phủ tạng của thiền sư cũng không được lấy ra.

Toàn bộ những tấm phim X-quang còn lại cũng cho thấy, giữa các khớp xương không có sự gắn kết bằng chất kết dính hay có khung kim loại bên trong nhục thân. Thêm nữa, các vị trí xương khớp đều nằm đúng vị trí giải phẫu. Như vậy, nhục thân Thiền sư Vũ Khắc Minh không có sự can thiệp từ bên ngoài mà do thiền sư đã đi vào cõi vĩnh hằng trong tư thế ngồi thiền!

Sự đắc đạo trong tu chứng

Làm lễ trước Tháp Viên Tuệ có đặt phiên bản nhục thân thiền sư Như Trí (Chùa Tiên Sơn, Bắc Ninh).

Làm lễ trước Tháp Viên Tuệ có đặt phiên bản nhục thân thiền sư Như Trí (Chùa Tiên Sơn, Bắc Ninh).

Trong cuốn sách “Các Lạt Ma hóa thân” đã mô tả khá tỉ mỉ về cách làm các xác ướp ở Tây Tạng. Sách có ghi: “Sau buổi lễ, chúng tôi mang nhục thể của Sư trưởng xuống hầm. Các Lạt Ma đặt nhục thể của Sư trưởng lên một cái bàn lớn bằng đá để lau rửa cho thật sạch sẽ. Do thất khiếu tự nhiên của cơ thể, họ móc ra những bộ phận, cùng ngũ tạng lục phủ rồi đem cất vào trong những cái vại sành đóng nắp chặt. Sau đó, phía trong thân thể được lau khô bằng một chất thuốc đặc biệt. Thứ thuốc này sẽ đông đặc lại và nhờ đó thân hình người chết sẽ giữ được vẻ ngồi tự nhiên như khi còn sống.

Người ta sẽ đợi khi thuốc khô cứng lại mới bắt đầu nhồi vào phía bên trong cơ thể một số tơ lụa tẩm hương liệu đặc biệt. Họ luôn đổ thêm những chất thuốc khác nhau lên da thịt để cho khô rồi dán lên đó những lớp lụa thật mỏng. Công trình này đòi hỏi mười thợ chuyên môn làm suốt ngày đêm. Họ làm rất cẩn thận và tỉ mỉ. Khi công việc hoàn tất, người ta mang xác xuống một căn phòng xây trong vách đá, xác ướp được đặt giữa phòng. Sau đó, cửa phòng được đóng lại và các Lạt Ma bắt đầu nổi lửa.

Vì sao các Thiền sư bất hoại sau khi chết?

Suốt bảy ngày ngọn lửa tí tách cháy. Đến ngày thứ tám người ta mới bắt đầu tắt lửa. Đợi thêm vài hôm nữa, khi nhiệt độ trong phòng hạ xuống, người ta mới mở cửa vào phòng. Một nhóm thợ chuyên môn bắt đầu cạo hết các bột bám quanh xác ướp và bóc hết các lớp vải bọc bên ngoài, công việc này cũng đòi hỏi mất rất nhiều giờ. Khi bóc xong, cái xác trơ trụi y như lúc còn sống, chỉ xám đen đi một chút. Người ta có cảm tưởng như cái xác có thể sống dậy bất cứ lúc nào. Một nhóm thợ chuyên môn khác lại đến tỉ mỉ đắp lên xác ướp những lớp vàng thật mỏng. Họ làm việc thật thong thả. Phết những lớp vàng tễ nhuyễn, tinh xảo lên xác ướp...”.

Một câu hỏi mà nhiều người nêu ra: Vậy cách ướp xác như ở chùa Đậu có từ bao giờ? PGS Lân Cường cho biết, theo Đại Việt Sử kí toàn thư, Bính Thân, năm thứ 7 (1116), nhà sư Từ Đạo Hạnh trút xác ở chùa núi Thạch Thất (Thạch Thất là tên huyện, tức là huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Bình ngày nay). Nhà sư Từ Đạo Hạnh đến núi này chơi, thấy tảng đá trong núi có vết chân người, lấy chân ướm vào vừa đúng và đây cũng là chỗ nhà sư trút xác. Người làng cho đây là chuyện lạ, đặt xác Đạo Hạnh vào trong khám để thờ. Theo Phật lục ghi: “Chùa Phật Tích có khám thờ tổ đệ nhất bó cốt làm tượng...”. PGS Lân Cường cho rằng, như vậy việc bó cốt làm tượng theo phương thức “tượng táng” (mà theo Phật giáo gọi là “nhục thân”) đã có từ thế kỷ XII ở Việt Nam. Theo các tài liệu được biết, hiện nay kỹ thuật “bó cốt bằng sơn ta” chỉ mới có ở Trung Quốc và Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm