Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/08/2019, 19:09 PM

Bí quyết để sống hạnh phúc trong từng phút giây

Trong nhịp sống hối hả, tấp nập, bon chen hiện nay khiến chúng ta khá mỏi mệt. Sự thảnh thơi, an lạc, bình yên là điều mà con người hiện đại đang tìm kiếm. Vậy thì bạn hãy tìm đến những triết lý sâu sắc của Phật giáo để có được những giây phút thư thái, an lạc.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Một trong những khái niệm quan trọng của đạo Phật là

Một trong những khái niệm quan trọng của đạo Phật là "Dukkha", nghĩa là một sự bất an, không có khả năng cảm thấy hài lòng. Khái niệm này đề cập đến sự thèm muốn những điều xa vời, không bao giờ có thể thỏa mãn được của con người. Ảnh: Pixabay

Một trong những khái niệm quan trọng của đạo Phật là "Dukkha", nghĩa là một sự bất an, không có khả năng cảm thấy hài lòng. Khái niệm này đề cập đến sự thèm muốn những điều xa vời, không bao giờ có thể thỏa mãn được của con người.

Hiện nay, rất nhiều người vẫn đang cố tìm kiếm sự giàu có, danh vọng, thành công, quyền lực... nhưng họ đâu hiểu được đó là những thứ chỉ có thể mang đến niềm vui nhất thời mà không có sự lâu bền.

Hơn nữa, sự khao khát này thực sự có thể cản trở chúng ta trong việc tìm kiếm hạnh phúc đích thực, vĩnh viễn. Phật giáo luôn khuyến khích con người suy nghĩ về những điều hạnh phúc thực sự trong cuộc sống.

Nói về bí quyết để có cuộc sống hạnh phúc, Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng đã có chia sẻ thật ý nghĩa: 

Bài liên quan

"Phật tử chúng ta phải tu bỏ bớt ham muốn đối với ngũ dục, tập dần mới được! Sinh tử nhọc nhằn đều do ham dục mà khởi nên thiểu dục thì sẽ vô vi, thân tâm này sẽ tự tại. Mình muốn thân tâm được tự tại thì chúng ta phải bớt ham muốn. Các Phật tử biết rồi, càng ham muốn nhiều; đến già, đến lúc chết mà không hết ham muốn thì càng khổ. Nên Thầy nói người lắm tiền, nhiều của mà không biết tu, không biết xả thì chết rất khổ, đọa lạc. Vậy nên Thầy đi đám ma, Thầy vẫn phải dặn các vong phải xả đi, tài sản phải xả đi, không xả đi thì cứ đắm đuối, lại bị đọa lạc. Tiếc của, tiếc công mình làm ra cái nhà, làm ra tài sản nhiều quá nên không đành lòng đi được, cứ luẩn quẩn rồi đọa xuống.

Cho nên chúng ta biết đến Phật, học biết sống ít muốn, biết đủ thì hạnh phúc. Người không biết đủ thì nằm trên giường vàng, ở trên nệm ngọc vẫn thấy khổ. Còn chúng ta biết đủ thì nằm trên một cái chiếu, một cái chõng vẫn thấy an vui, hạnh phúc. Đó là tinh thần Đức Phật nói rõ. Chỗ này Phật tử phải mổ xẻ, phải quán chiếu thật kỹ để có niềm tin vào lời Phật dạy. Người biết đủ là hạnh phúc, đây là điều Phật nói.

Vậy nên, người Phật tử chân chính biết quay về Phật Pháp, biết lo tu học thì sẽ được bớt khổ. Người biết tu đối với vật chất có bao nhiêu cũng thấy là đủ, có ít mình sống theo lối ít, có nhiều mình chia sớt cho những người thiếu thốn. Thấy rõ vật chất chỉ là của tạm bợ, dùng nuôi thân cho mạnh khỏe để tiến tu, chứ không lấy đó làm lẽ chính của cuộc đời. Từ đó, ta khởi tâm mong cầu, ham muốn mãi thì không bao giờ hết khổ. Quan điểm người tu rất rõ: Tùy phúc, tùy phận của mình để sống biết an phận thì niềm vui sẽ nhiều hơn; còn mình không biết an phận thì mãi mãi đau khổ!".

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng. Ảnh: Chùa Ba Vàng

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng. Ảnh: Chùa Ba Vàng

Hiện tại rất đẹp, quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới. Mình chỉ có giây phút thực sự sống là hiện tại, nếu sống sâu sắc mình có thể tiếp nhận trời xanh, mây trắng, chim hót, thông reo, hoa nở… những nhiệm màu của sự sống.

Hiện pháp lạc trú là một nghệ thuật sống có hạnh phúc. Nếu hạnh phúc trong hiện tại thì chắc chắn tương lai sẽ hạnh phúc, còn nếu không có hạnh phúc trong hiện tại thì tương lai cũng không thể có hạnh phúc.

Ý tưởng đơn giản của chánh niệm là không cho phép bản thân lạc lối trong sự nuối tiếc quá khứ hay quá lo lắng về tương lai. Quá khứ có thể cho bạn nhiều kinh nghiệm nhưng cuộc sống của bạn là giây phút hiện tại.

"Phật tử chúng ta phải tu bỏ bớt ham muốn đối với ngũ dục, tập dần mới được! Sinh tử nhọc nhằn đều do ham dục mà khởi nên thiểu dục thì sẽ vô vi, thân tâm này sẽ tự tại. Mình muốn thân tâm được tự tại thì chúng ta phải bớt ham muốn" - Đại đức Thích Trúc Thái Minh.

Những suy nghĩ về quá khứ, lo lắng về tương lai đang ngăn cản bạn trải nghiệm tốt nhất thời điểm hiện tại. Đừng sống vội vàng, hãy cho bản thân một chút thời gian để tận hưởng thực sự cuộc sống này. Điều đó sẽ tạo ra một thay đổi lớn, bất ngờ cho bạn.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách thử thưởng thức một tách trà trong chánh niệm - đặt hết tâm trí của bạn vào tách trà, để cảm nhận hơi ấm của chiếc cốc, hương, vị của nước trà. Nếu không có chánh niệm, bạn sẽ hoàn toàn bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị đó.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệt trừ phiền giận

Kiến thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Xem thêm