Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/12/2023, 18:00 PM

Bi thương cảnh đời gia đình làm nghề đồ tể và sự cứu rỗi nhờ tu tập Phật Pháp

Vì muốn kiếm thêm thu nhập, nên ngoài việc làm chính, chồng chị HTT bắt đầu hành nghề đồ tể. Hàng ngày, anh đổ sống vài ba con chó cho nhà hàng, có khi giết hàng chục con cho đám cỗ. Không biết tiền kiếm được bao nhiêu nhưng những chuyện tồi tệ đã dồn dập ập tới các thành viên trong gia đình.

Năm 2011, con trai lớn 8 tuổi của chị Thơm đang khỏe mạnh, học giỏi bỗng lên cơn sốt rồi nôn hết ra giường, người cong lại co cứng một cách dị thường, kết quả sau khi thăm khám cho thấy cháu mắc bệnh động kinh. Hai vợ chồng thẫn thờ, không thể chấp nhận được sự thật, nhưng đành nén nỗi đau, chạy chữa cho con. 6 tháng sau, bác sĩ vui mừng thông báo cháu đã khỏi. Cứ ngỡ cháu đã khỏe mạnh trở lại, nhưng không... 2 năm sau, cháu tái bệnh. “Cháu đang ngồi học ở bàn thì người mềm nhũn, một lúc sau lại chuyển sang cứng ngắc, mặt cháu bắt đầu méo xẹo, miệng lệch sang một bên như có gì đó tác động, da mặt nhợt nhạt và tím bầm, bọt mép sùi ra…” - Chị Thơm nhớ lại.

Quả báo và lời sám hối chân thành của một đồ tể

00

Mà cách đó vài tháng, bé gái thứ 2 nhà chị cũng bắt đầu lên cơn co giật mấy lần một ngày. Mặt bé tím đen, răng cắn vào lưỡi, bác sĩ cậy mãi mới mở ra được. Chứng kiến cảnh đó, chị Thơm đau đớn đến ngạt thở, gào khóc không thôi khi nghĩ là con gái đã chết. Vậy là trong khoảng thời gian ngắn, 2 con chị đều được bác sĩ kết luận bị động kinh.

Không chỉ các con, mà vợ chồng chị cũng gặp nhiều chuyện. Năm 2008, chị Thơm bị tai nạn nát mấy ngón chân, chồng chị cũng từng bị tai nạn mất một ngón chân. Hơn nữa, anh còn bị thoái hóa xương cột sống và nhiều biến chứng khác. Dù anh uống thuốc tây, châm cứu, bấm huyệt, đắp thuốc đông y, hay cấy chỉ thì cũng chỉ đỡ đau một thời gian ngắn, rồi đau đâu vẫn hoàn đó. Lần cuối đi khám ở dịch vụ liên kết với viện 103, bác sĩ kết luận bệnh của anh là trường hợp hiếm trên thế giới, thuốc tây y cũng không chữa khỏi, chỉ về chăm vận động, tập thể dục nhẹ nhàng, nếu không sẽ không đi lại được. Dù chán nản trước bệnh tật nhưng gánh nặng trụ cột đặt trên vai, chồng chị nén mọi đau đớn, tiếp tục hành nghề đồ tể kiếm thêm thu nhập.

Nhìn cảnh vợ chồng con cái đau ốm, chị Thơm liên hệ với việc chồng đang làm, nên khuyên chồng hãy bỏ nghề đồ tể, nhưng không được. Anh càng làm càng thấy tệ hơn, kinh tế không có, rồi còn sa vào lô đề và đánh bạc. Tuyệt vọng và bế tắc, chị Thơm tưởng mình đang sống trong địa ngục trần gian. Có lần, chị mua thuốc ngủ về để uống, chỉ mong ngủ một giấc thật dài để không bao giờ tỉnh lại, đến khi con trai đi học về quẩn quanh bên mẹ, gọi mẹ thì chị mới gượng dậy, tiếp tục sống. Chị tự nhủ dù khó khăn đến đâu cũng phải chữa bệnh cho con, làm chỗ dựa cho con.

Thời gian đằng đẵng trôi đi, đến cuối năm 2017, nhờ nhân duyên biết đến chùa BV, gia đình chị đã tìm được ánh sáng. Chị quy y Tam Bảo, sám hối và cầu siêu cho các oan gia trái chủ của chồng. Vậy là chỉ sau 7 ngày, rất linh diệu, chồng chị gặp được thuốc phù hợp khiến các cơn đau thuyên giảm trông thấy, không còn đau xuống 2 chân nữa và không còn đi lệch người, làm việc dễ dàng hơn.

Thấy Phật Pháp nhiệm màu, chị càng chăm chỉ tu tập. Hiểu về nhân quả, chị quyết tâm vừa chữa bệnh cho con theo y học, vừa tu tập theo chương trình hóa giải oan gia trái chủ để cứu con. Chị cũng bắt đầu sám hối, cúng dường hồi hướng phúc báu cho các oan gia trái chủ,…Càng tu, thấy con càng đỡ nên chị càng sắp xếp thời gian tu tập nhiều hơn. Chị không chỉ tu cho con, mà tu cho cả chồng. Vì biết nghiệp mình còn nặng, nên dù ai nói gì, chị cũng kiên trì tu tập và tin chắc đây là con đường duy nhất giúp gia đình mình thoát k.hổ.

Cứ miệt mài như thế, đến 2019 - sau 14 năm hành nghề đồ tể, chị vỡ òa hạnh phúc khi chồng bảo đóng cửa lò mổ, chấm dứt sát sinh. Rồi rất nhanh sau đó, 2 đứa con của chị cũng nhận được kết quả khỏi hẳn bệnh động kinh. Đến nay đã hơn 3 năm, các cháu đang dần khôn lớn và rất mạnh khỏe.

Tùy hỷ Phật tử Hoàng Thị Thơm đã áp dụng lời Đức Phật dạy, tinh tấn tu tập và đã có được kết quả an lành ngay trong hiện tại. Đức Phật dạy: "Pháp của ta, đến để thấy (thực hành), đem lại kết quả thiết thực hạnh phúc ngay trong hiện tại". Khi bị bệnh, các Phật tử hãy điều trị theo phương pháp khoa học hiện đại kết hợp với truyền thống tu tập Phật pháp.

Trong Kinh Dược Sư, Đức Phật dạy rằng: Khi gặp các bệnh trên thân, hãy trì trai, giữ giới, tụng kinh, tu tập, phóng sinh để tiêu trừ nghiệp chướng. Khi nghiệp chướng tiêu trừ sẽ gặp được thầy giỏi, thuốc hay khiến сhữа bệnh nhanh khỏi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quả báo phá thai và sự chuyển hóa mầu nhiệm của thần chú Đại bi

Phật giáo và người trẻ 15:45 06/05/2024

Phật pháp nhiệm màu không chút hư dối, tận đáy lòng tôi luôn cảm ân sự gia hộ của Bồ Tát Quan Âm. Nói ra có thể nhiều bạn không dễ tin nhưng từ khi biết đạo tôi không dám một lời vọng ngữ.

Trầm cảm nhảy cầu, niệm Phật liền được cứu

Phật giáo và người trẻ 12:55 05/05/2024

Mình tên Thùy Dương, pháp danh Diệu Châu, mình 35 tuổi và ăn chay trường được 3 năm. Câu chuyện mình kể ra chắc hẳn là có người sẽ không tin vì quá nhiệm mầu, mình muốn chia sẻ cho mọi người cùng nghe để tin là Phật Pháp thật nhiệm mầu.

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Xem thêm