Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/11/2022, 22:29 PM

Các loại vãng sinh theo kinh điển Phật giáo

Cực Lạc Vãng Sanh và Đâu Suất Vãng Sanh là hai dòng tư tưởng chủ lưu của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản,.. Đối với Tam Luân Tông, Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiền Tông,.. Cực Lạc Vãng Sanh là phương pháp tự lực thành đạo.

Vãng sanh được chia làm 3 loại: Cực Lạc Vãng Sanh, căn cứ vào thuyết của Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh và A Di Đà Kinh; tức là xa lìa thế giới Ta Bà, đi về cõi Cực Lạc Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà ở phương Tây, hóa sanh trong hoa sen của cõi đó.

Thập Phương Vãng Sanh, căn cứ vào thuyết của Thập Phương Tùy Nguyện Vãng Sanh Kinh, tức vãng sanh về các cõi Tịnh Độ khác ngoài thế giới của đức Phật A Di Đà.

Đâu Suất Vãng Sanh, y cứ vào thuyết của Di Lặc Thượng Sanh Kinh cũng như Di Lặc Hạ Sanh Kinh; có nghĩa rằng Bồ Tát Di Lặc hiện đang trú tại Nội Viện Đâu Suất, đến 16 ức 7 ngàn vạn năm sau, Ngài sẽ giáng sanh xuống cõi Ta Bà để hóa độ chúng sanh. Người tu pháp môn này sẽ được vãng sanh về cung trời Đâu Suất, tương lai sẽ cùng Bồ Tát Di Lặc xuống thế giới Ta Bà. Phần nhiều hành giả Pháp Tướng Tông đều tu theo pháp môn này.

Làm sao để được vãng sinh?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, còn có các tín ngưỡng vãng sanh khác như người phụng thờ đức Phật Dược Sư thì sẽ được vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly của Ngài; người phụng thờ Bồ Tát Quán Thế Âm thì được vãng sanh về cõi Bổ Đà Lạc Ca; người tín phụng đức Phật Thích Ca thì được sanh về Linh Thứu Sơn; người tín phụng Hoa Nghiêm Kinh thì được vãng sanh về Hoa Tạng Giới; tuy nhiên, các tín ngưỡng này rất ít, nên vẫn chưa hình thành tư trào.

Như đã nêu trên, Cực Lạc Vãng Sanh và Đâu Suất Vãng Sanh là hai dòng tư tưởng chủ lưu của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, v.v. Đối với Tam Luân Tông, Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiền Tông, v.v., Cực Lạc Vãng Sanh là phương pháp tự lực thành đạo.

Riêng đối với Tịnh Độ Tông, tư tưởng này nương vào sự cứu độ của đức giáo chủ Di Đà làm con đường thành Phật, nên được gọi là Tha Lực Tín Ngưỡng. Còn Đâu Suất Vãng Sanh là tư tưởng thích hợp đối với Pháp Tướng Tông, được xem như là pháp môn phương tiện tu đạo.

Tại Nhật Bản, trong Tây Sơn Tịnh Độ Tông có lưu hành 2 thuyết về vãng sanh là Tức Tiện Vãng Sanh và Đương Đắc Vãng Sanh. Tịnh Độ Chơn Tông thì chủ trương thuyết Hóa Sanh vãng sanh về Chân Thật Báo Độ, và Thai Sanh vãng sanh về Phương Tiện Hóa Độ, v.v..

Một số tác phẩm của Trung Quốc về tư tưởng vãng sanh như An Lạc Tập của Đạo Xước nhà Đường, Vãng Sanh Luận Chú của Đàm Loan thời Bắc Ngụy, v.v.

Về phía Nhật Bản, cũng có khá nhiều thư tịch liên quan đến tư tưởng này như Vãng Sanh Thập Nhân của Vĩnh Quán; Vãng Sanh Yếu Tập của Nguyên Tín; Nhật Bản Vãng Sanh Cực Lạc Ký của Khánh Tư Bảo Dận; Tục Bản Triều Vãng Sanh Truyện của Đại Giang Khuông Phòng; Thập Di Vãng Sanh Truyện, Hậu Thập Di Vãng Sanh Truyện của Tam Thiện Vi Khang; Tam Ngoại Vãng Sanh Truyện của Liên Thiền; Bản Triều Tân Tu Vãng Sanh Truyện của Đằng Nguyên Tông Hữu; Cao Dã Sơn Vãng Sanh Truyện của Như Tịch, v.v.

Thần chú trì tụng để được vãng sanh về cõi Tịnh Độ là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni, còn gọi là Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn hay Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú.

Trong Tịnh Độ Chứng Tâm Tập của Vạn Liên Pháp Sư nhà Thanh có câu: “Tam Giáo đồng nguyên, thống Nho Thích Đạo, câu kham niệm Phật, nhất tâm quy mạng, cụ Tín Nguyện Hạnh, tận khả vãng sanh, Ba Giáo cùng gốc, cả Nho Thích Đạo, đều chung Niệm Phật; một lòng quy mạng, đủ Tín Nguyện Hạnh, thảy được vãng sanh).”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm