Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/09/2015, 08:50 AM

Bố mẹ bị thần kinh nuôi con bằng rau dại

Chúng tôi tìm về trường tiểu học xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vào những ngày đầu năm học 2015 -2016. Qua trao đổi với cô Vũ Thị Thanh Huyền, Phó Hiệu trưởng nhà trường chúng tôi được biết về hoàn cảnh khốn khó tột cùng của học sinh lớp 3 Nguyễn Văn Thanh đang phải gồng mình để sống, để tồn tại với gia đình mà bố mẹ bị thần kinh nuôi nhau bằng rau dại. 

Nhà gia đình Thanh nằm sâu trong ngõ. Căn nhà cấp 4 hoang vắng, mọc đầy cỏ dại với đống quần áo rách nát, hôi hám nằm nép mình giữa những khóm chuối um tùm.

Hai bố con em Thanh đang hái rau dại ngoài vườn để ăn bỏ vội công việc tiếp chúng tôi. Nhìn người đàn ông đen nhẻm mặt lúc nào cũng ngây dại, nói nhảm và khắc khổ với một cháu bé chân tay, quần áo cáu bẩn khiến chúng tôi không cầm được nước mắt.
 
Giữa cái nắng oi nồng và mùi hôi hám trong căn nhà hoang vắng, câu chuyện giữa chúng tôi và gia đình em Thanh phải nhờ đến sự chắp nối của cụ Lê Thị Quý (88 tuổi) là bà nội em Thanh. “Khổ quá cháu ạ! Bố điên dại ngớ ngẩn, mẹ mới đi trại tâm thần gần tuần nay, gia đình chẳng có gì để ăn.

Bố của Thanh là chú Nguyễn Văn Thị là con thứ 4 của cụ Quý, lúc mới sinh ra, chú cũng như bao những đứa trẻ khác. Năm 1988, chú xây dựng gia đình với chị Hoa người cùng làng.

Trong một lần đi lao động về chú lên cơn co giật, sùi bọt mép và không biết gì. Sau khi đi khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, chú được các bác sĩ chuẩn đoán bị bệnh tâm thần. Lúc nhận được tin dữ cũng là lúc người vợ trẻ cùng hai người con bỏ đi biệt xứ để lại người mẹ già mang trong mình trọng bệnh. Có được ít tiền cụ Quý gom góp đưa người con trai đi chữa bệnh. Bao nhiêu ngày tháng, hình ảnh của hai mẹ con cụ Quý ngày mưa cũng như ngày nắng dắt nhau đi chữa bệnh đã quen thuộc đối với những người dân Quan Lộc.

 
 
Với sự tận tình chăm sóc của người mẹ già khốn khó và tình mẫu tử, bệnh tình của chú Thị ngày càng thuyên giảm. Thấu hiểu được hoàn cảnh bệnh tật và cùng cảnh ngộ, cô Phạm Thị Đoàn là người cùng làng đã thương yêu và xây dựng gia đình với chú Thị.

Có gia đình thứ hai, có hơi ấm hạnh phúc tình người, bệnh tình của chú ngày càng giảm. Chú đã trở thành người bình thường và chịu khó làm ăn chăm lo cho gia đình nghèo.

Từ sự thương cảm và niềm hạnh phúc của hai vợ chồng bệnh tật đã vun đắp cho tình yêu của chú Thị và cô Đoàn ngày càng hạnh phúc, năm 2007, cháu Nguyễn Văn Thanh chào đời. 

Sau khi sinh cháu Thanh chưa tròn 1 tuổi, cô Đoàn có biểu hiện nói nhảm, hay đi lang thang, đập phá đồ đạc. Sau khi đi khám cả gia đình mới biết cô bị bệnh thần kinh. Gia đình vốn đã nghèo, có bao nhiêu tiền bạc đều tập trung cho chú Thị chữa bệnh, bệnh của chú đã thuyên giảm thì giờ đây lại đến cô. Kinh tế cạn kiệt, cái nghèo bủa vây ba thân phận. Từ lúc vợ bị bệnh, chú Thị phải một mình bươn trải kiếm sống nuôi con mua thuốc thang cho vợ. Nhưng do suy nghĩ và bệnh thần kinh tái phát. Năm 2010, chú Thị bị bệnh ngày càng nặng hơn. Trở bệnh lần này, chú trở nên lầm lì không nói, có lúc cười nhảm một mình, có lúc đi lang thang trong làng đập phá đồ đạc, có lúc bỏ đi hàng tháng mới về để lại đứa con đói khát cho mẹ già gần 90 tuổi chăm nom. Mỗi khi những lúc chú lên cơn là mỗi đợt cụ Quý và cháu Thanh lại chịu những trận đòn thừa sống thiếu chết. Biết vậy, nhưng cụ Quý không lỡ lòng nào bỏ con, bỏ cháu. 
 
 
Thương con là vậy, nhưng cụ Quý đâu còn sức để lao động nuôi hai con và người cháu thơ dại đang đói cơm, khát sữa. Cụ đành đi xin từng nhà, từng người để mong có được bữa cơm sống qua ngày, 180 nghìn đồng trợ cấp hàng tháng của cụ cũng không đủ mua thuốc tuổi già và cho các con. Nhìn hai người con lên cơn vật vã, co giật, cụ Quý chỉ biết khóc xót thương trên đôi mắt đã mờ đục. 

Bác Đinh Đức Lâm, hàng xóm nói giọi chua xót: “Năm nay tôi đã 70 tuổi, nhưng chưa thấy gia đình nào lại khốn khổ như gia đình anh Thị. Đáng ra ở tuổi cụ Quý phải được sống an nhàn, được con cháu chăm lo phụng dưỡng. Nhưng cụ đâu được như vậy. Hết lo cho con trai, lại lo cho con dâu và người cháu thơ dại. Tiền không có, cái ăn hàng ngày cũng phải đi xin thì lấy đâu ra tiền chữa bệnh và lo cho cháu Thanh đi học. Nếu cứ như thế này, cháu Thanh sẽ nghỉ học vì gia đình quá khốn khó”. 

Bỏ vội nắm rau dại trong lòng, em Thanh khóc nấc: “Em thèm được ăn no và đi học như các bạn anh ạ! Nhưng có lẽ em không thể tiếp tục đến trường được vì nhà em nghèo quá, không có tiền bố mẹ bệnh tật….”. Câu nói của em khiến chúng tôi không cầm được nước mắt.

Trao đổi với chúng tôi, cô Vũ Thị Thanh Huyền, Hiệu phó nhà trường cho biết: Em Nguyễn Văn Thanh là trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của trường và của địa phương. Bố mẹ bị bệnh thần kinh, mẹ đang điều trị tại bệnh viện tâm thần Hải Dương, hai bố con sống nương nhờ vào bà nội năm nay gần 90 tuổi. Cuộc sống rất khó khăn, nhiều hôm cả gia đình không có gì để ăn. Với hoàn cảnh khó khăn như vậy, Ban Giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em học tập như: miễn học phí, các khoản học thêm, tiền đồng phục và thường xuyên tặng quà cho em và gia đình vào những dịp lễ tết. Nhưng với sự hỗ trợ đó vẫn không làm vơi bớt đi cuộc sống khốn khó hiện nay của em. Tuy nhiên, nếu như không có sự giúp đỡ của mọi người thì em Thanh sẽ phải nghỉ học là điều có thể xảy ra. Thay mặt cho Nhà trường, rất mong các tấm lòng hảo tâm, các mạnh thường quân và mọi người tạo điều kiện giúp đỡ em, để em được cắp sách tới trường như bao bạn cùng trang lứa, không chí ít cũng có được bữa ăn no và có quần áo mặc. 

Chào tạm biệt gia đình em Thanh mà lòng chúng tôi ngổn ngang dòng suy nghĩ. Hình ảnh hai bố con em Thanh dắt nhau ra vườn rau dại trước cửa nhà để hái từng ngọn rau về ăn qua bữa luôn ám ảnh chúng tôi. Năm học mới 2015 -2016 đã đến, niềm mơ ước của em Thanh mong được đến trường như bao em nhỏ khác có lẽ không thể thực hiện được.

Ước mơ và mong muốn lớn nhất lúc này của em Thanh là được cắp sách tới trường, được bố mẹ khỏi bệnh, được ăn no.

Ước mơ đó tưởng đơn giản nhưng lại rất xa với đối với Thanh. Lúc này đây, hoàn cảnh của gia đình em Thanh rất mong sự giúp đỡ của mọi người và bạn đọc hảo tâm.

Mọi sự giúp đỡ em Thanh xin gửi về, thầy Phạm Hồng Cương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tiên Động, xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. SĐT 0983.060.269. 

Đức Tuỳ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bến Tre: Học sinh mắc bệnh hiểm nghèo cần được giúp đỡ

Ủng hộ 08:53 05/11/2018

Con đường từ trung tâm xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) về nhà em Từ Văn Quốc, 15 tuổi (ngụ ấp 7, người dân địa phương quen gọi là ấp Cồn Cao) rất gian nan, xung quanh chỉ là đồng nước và cây mắm, cây bần.


Bạc Liêu: Bệnh nhân Lê Thanh Huyền rất cần được trợ giúp

Ủng hộ 09:00 01/10/2018

Từ nguồn http://phatgiao.org.vn/song-dep/201807/Bac-Lieu-Mot-thanh-nien-bi-tai-nan-trong-luc-lao-dong-that-thuong-tam-31226/, chúng tôi vượt hơn 80km để đến tận nhà bệnh nhân sau khi được xuất viện, ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi được biết: Hiện tại, gia đình anh Huyền vẫn còn thiếu hơn 14 triệu đồng tiền viện phí, bệnh viện cho về nhà vì vết thương tạm ổn. Song những ngày qua, anh bắt đầu đau nhức lại vì đã hết thuốc.

Thương quá! Thảo ơi…

Ủng hộ 10:47 21/09/2018

Chia sẻ mong ước cùng chúng tôi, Thảo rất lạc quan: “Con mong được lắp ghép chân tay giả để không làm khổ mọi người xung quanh. Lớn lên con sẽ học bác sỹ để chăm sóc người bệnh khó khăn, bất hạnh như con”.

Sóc Trăng: Một gia đình cần trợ giúp hoàn thiện nhà ở

Ủng hộ 16:06 12/03/2018

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Xem thêm