Thứ ba, 29/10/2024, 15:20 PM

Bố thí cúng dường thế nào để được lợi ích viên mãn?

Có rất nhiều đạo tràng thường khuyên mọi người bố thí cúng dường. Thế nhưng người chưa tiếp xúc với Phật pháp thường cho rằng đây là một thủ đoạn gom tiền của người xuất gia trong nhà Phật, cho nên họ có sự phản cảm rất sâu sắc. Vậy rốt cuộc có nên khuyên người bố thí hay không?

Trong nhà Phật có rất nhiều đạo tràng thường khuyên mọi người bố thí cúng dường, đương nhiên đối với người đã thâm nhập Phật pháp mà nói thì họ hiểu được đạo lý này, biết được đây là một việc tốt.

Thế nhưng người chưa tiếp xúc với Phật pháp thường cho rằng đây là một thủ đoạn gom tiền của người xuất gia trong nhà Phật, cho nên họ có sự phản cảm rất sâu sắc. Vậy rốt cuộc có nên khuyên người bố thí hay không?

Chúng ta thấy Ấn Độ giáo, trong kinh điển của họ nói bố thí cần xuất phát từ chân tâm, không cần cầu báo đáp, hơn nữa cần phải “phù hợp với người, phù hợp với thời gian, phù hợp với nơi chốn”. Điều này gọi là bố thí thuần tịnh, rất giống với cách nói trong Phật pháp chúng ta, đặc biệt là câu “phù hợp với người, phù hợp với thời gian nhân duyên, phù hợp với nơi chốn”, điều này chính là khế cơ.

Cơ Đốc giáo nói “Cho có phước hơn là nhận”, tôn giáo nào cũng đều khuyên người bố thí. Đạo Hồi cũng nói rất hay: Nếu như các bạn công khai bố thí, điều này rất tốt; nhưng nếu các bạn có thể bí mật bố thí vậy thì sẽ càng tốt hơn. Vậy công khai bố thí là gì?

Là mọi người đều biết bạn làm việc tốt, bí mật bố thí là không ai biết bạn làm việc tốt đó. Điều này chính là tích âm đức mà người xưa chúng ta đã nói, so với tích dương đức quả báo thù thắng hơn nhiều. Dương đức là gì vậy? Là bạn làm việc tốt mà người khác biết được, âm đức là bạn âm thầm làm việc tốt mà người khác không biết, quả báo của âm đức sẽ càng thù thắng hơn.

Năm công đức của người thực hành bố thí

347839251_275323878248070_3132389526990362668_n

Quả báo nhất định là có, thế nhưng chúng ta nhất định không mong cầu quả báo. Phật nói về công đức và phước đức, Kinh Kim Cang có một câu kinh văn dạy chúng ta là: “Lìa hết thảy tướng, tu hết thảy thiện”.

Thế nào là tu hết thảy thiện? Phước đức và công đức đều là tu hết thảy thiện. Sự khác biệt giữa phước đức và công đức ở chỗ nào? Nếu chấp tướng thì là phước đức, nếu lìa tướng thì là công đức. Cho nên nói “Lìa hết thảy tướng, tu hết thảy thiện” là công đức. “Chấp hết thảy tướng, tu hết thảy thiện” là phước đức. Chấp tướng thì tâm không thanh tịnh, lìa tướng thì tâm mới thanh tịnh.

Nói cách khác bạn tương ưng với tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Đây là công đức. Điều gì là thiện? Bố thí là thiện, trì giới là thiện. Trì giới là tuân thủ quy tắc, tuân thủ phép tắc, ý nghĩa của chữ trì giới này là nghĩa rộng nên chúng ta nhất định phải hiểu được. Nhẫn nhục là thiện, tinh tấn là thiện, thiền định là thiện, Bát-nhã là thiện.

Cho nên tu hết thảy thiện là tu điều gì? Là tu lục độ vạn hạnh. Lìa hết thảy tướng, vậy hết thảy các tướng là gì? Kinh Kim Cang đem hết thảy tướng quy nạp thành bốn loại lớn là: ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Như vậy ta liền hiểu rõ câu “Lìa hết thảy tướng, tu hết thảy thiện” rồi.

Trong kinh Phật nói với chúng ta, lời Phật nói không phải là lời mê hoặc chúng ta mà là nói sự thật. Tài phú là quả báo, nhân của nó là gì? Nhân chính là bố thí tài, xả tài bạn mới có thể được tài. Đây là chân tướng sự thật, bạn tu nhân thì đâu có đạo lý không được quả báo chứ.

Phàm phu tu nhân là tu vì quả báo, đây là phàm phu. Thánh nhân tu nhân không vì quả báo của chính mình mà vì lợi ích cho chúng sanh, vì lợi ích cho chúng sanh mà tu thiện thì đây là Thánh nhân, không phải phàm phu.

Nếu hành thiện để bản thân cầu được quả báo thì đây là phàm phu, chỉ là phước đức, phàm phu chỉ có phước đức, Thánh nhân mới có công đức. Công đức vĩnh viễn là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi. Chúng ta cần hiểu rõ, cần minh bạch lý và sự, khi khuyên người bố thí nhất định cần đem những đạo lý này nói rõ ràng khiến cho họ sanh tâm hoan hỉ, để họ tự mình đi làm, không bắt họ miễn cưỡng làm.

Không được có tâm dụ dỗ người khác bố thí, loại tâm này là tâm trộm: ép buộc người khác khiến họ không vui vẻ đi làm việc này, làm rất miễn cưỡng, bất đắc dĩ mà làm. Điều này nhất định không được phép, nếu chúng ta dùng tâm thái này để khuyên mọi người thì đây là tạo tội nghiệp. Những tôn giáo khác cũng có tình trạng dùng tâm thái như vậy khuyên người tin vào những điều dạy dỗ, khuyên người bố thí.

Trong xã hội, chúng ta thường xuyên nhìn thấy, thường xuyên nghe thấy, thế nhưng chúng ta xem xét tỉ mỉ kinh văn, trong kinh Phật và những kinh văn trong kinh điển của những tôn giáo khác thì thấy đó không phải là những gì họ đang thực hiện. Nói cách khác, ngày nay trong lúc hành trì, rất nhiều người đã làm trái với giáo lí.

Chúng ta thấy kinh điển của đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, Ấn Độ giáo nói rất hay, nói rất chí lý, nhưng vì sao những tín đồ này lại làm sai vậy? Đó là không ngoài việc “lập công với thần minh”, quan niệm như vậy là sai rồi. Đây không phải là quan niệm đúng đắn, chúng ta học Phật, học Phật là học trí huệ, nhất định phải có quan niệm đúng đắn.

Kinh điển của các tôn giáo nói trì trai tốt hơn cầu nguyện, bố thí còn tốt hơn trì trai, câu này có ý nghĩa gì? Là xuất phát từ lý niệm yêu thương nhân loại của thần thánh, “thần ái thế nhân”, là tấm lòng từ bi của Phật Bồ-tát. Cần thực hiện tâm từ bi, tâm từ bi không phải là một câu nói suông, tâm từ bi biểu hiện ở đâu? Biểu hiện ở sự bố thí, biểu hiện ở việc chân thật giúp đỡ người khác.

Phật pháp Đại thừa nói sáu ba-la-mật, sáu cương lĩnh tu học của Bồ-tát, sáu cương lĩnh này đều thuộc về bố thí. Điều đầu tiên trong bố thí đương nhiên bao gồm tài bố thí, pháp bố thí, vô úy bố thí. Tài bố thí là lấy tài vật bố thí cúng dường cho những người có nhu cầu. Đây là khế cơ. Người nào có nhu cầu bức thiết trước mắt thì chúng ta nhất tâm toàn lực giúp đỡ người ấy. Kinh điển của Ấn Độ giáo dạy người như vậy.

Pháp bố thí là giúp người khác chuyển mê thành ngộ, giải thích nghiên cứu thảo luận chân tướng vũ trụ nhân sanh và sự thật về quá khứ và tương lai cho họ. Điều này là khai trí huệ, là bố thí pháp.

Chúng ta ngày nay ấn tống kinh điển, Ấn Quang Đại sư trong thời cận đại đã làm một tấm gương cho chúng ta, Ấn tổ đem toàn bộ sự cúng dường của tứ chúng để in Kinh bố thí. In kinh cần có kinh phí, cần có tiền, trong này có bố thí tài, trong kinh giảng đạo lý, dạy bạn cách làm người, đó là bố thí pháp, bạn hiểu rõ những đạo lý này thì lý đắc tâm an, vậy đây là bố thí vô úy.

Cho nên tuy chỉ một thứ nhưng lại có đủ ba loại bố thí. Ấn tổ dạy người hiện đại tu phước từ chỗ này, cả đời Ngài làm ra một tấm gương tốt cho chúng ta xem, cuộc sống của Ngài vô cùng tiết kiệm, chúng ta phải hiểu rõ, phải thể hội được, phải nỗ lực học theo Ngài.

Hiện nay ngoài việc in kinh sách còn có thể làm băng ghi hình, băng ghi âm, VCD, những thứ chúng ta hiện nay làm so với trước đây còn nhiều hơn, đủ loại hơn, cách làm thế này thì cả ba loại bố thí đều viên mãn…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

Kiến thức 08:30 07/01/2025

Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.

Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo

Kiến thức 13:00 06/01/2025

Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.

Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật

Kiến thức 12:05 06/01/2025

Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Xem thêm