Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/06/2019, 21:14 PM

Bộ trưởng VHTT&DL: Chùa Ba Vàng vừa vi phạm luật pháp, vừa ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống và văn hóa

Chiều 5/6, chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện, ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy hỏi, việc xử phạt hành vi mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng 5 triệu có quá nhẹ? Mức độ xử phạt với các hành vi mê tín dị đoan theo quy định của pháp luật hiện hành đủ răn đe chưa? Liệu có tái diễn hay không?

Đại biểu phản ánh vụ việc chùa Ba Vàng với Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch

Trong phiên họp Quốc hội nóng bỏng chiều nay 5.6, có khá nhiều vấn đề liên quan tới tâm linh, tín ngưỡng được các Đại biểu chất vấn. Bộ trưởng Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã đăng đàn trả lời các vấn đề chất chất của các đại biểu Quốc hội.

Các vấn đề được nêu ra rốt ráo, đó là: Việc quản lý, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, quản lý nguồn thu từ các khu di tích, danh lam thắng cảnh, quản lý hoạt động tín ngưỡng, phòng ngừa mê tín dị đoan, việc đầu tư xây dựng và quản lý các công trình tâm linh, quản lý nguồn thu từ hoạt động tín ngưỡng, du lịch tâm linh, công tác quản  lý và phát triển du lịch. 

Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) nêu câu hỏi liên quan đến việc xử phạt hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy đoàn Bến Tre chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện về tình hình chùa Ba Vàng và bà Yến tiếp tục tuyên truyền trên mạng xã hội, thách thức cơ quan pháp luật. Ảnh: Như Ý

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy đoàn Bến Tre chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện về tình hình chùa Ba Vàng và bà Yến tiếp tục tuyên truyền trên mạng xã hội, thách thức cơ quan pháp luật. Ảnh: Như Ý

Bài liên quan

Theo ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy, cử tri cho rằng xử phạt hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng 5 triệu đồng là quá nhẹ so với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và những tác động đối với xã hội. ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy đoàn Bến Tre chất vấn: "Xin hỏi Bộ trưởng, mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính hiện nay đối với các hành vi này đã đủ tính răn đe chưa? Bộ có biện pháp gì để chống tái diễn tình trạng trên tại chùa Ba Vàng và các cơ sở tâm linh khác?".

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, vi phạm ở chùa Ba Vàng là vừa vi phạm pháp luật, vừa ảnh hưởng đến đạo đức lối sống và văn hóa. Vì vậy cần phải lên án và xử lý.

Địa phương đã ra quyết định xử phạt về hành vi vi phạm lối sống văn hóa, phạt 5 triệu đồng. Đây là mức phạt cao nhất theo quy định. Tiền thì phải phạt, nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để lên án, phê phán những hành vi phản văn hóa, phi đạo đức. Kết hợp vừa xử phạt, vừa có dư luận xã hội sẽ tốt hơn”, ông Thiện nói.

ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy tranh luận lại, cho rằng, câu trả lời của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL chưa rõ. Việc tuyên truyền mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng gồm có thỉnh vong thu tiền bất chính, xúc phạm vong linh các anh hùng liệt sĩ, tác động đến tư tưởng nhận thức và văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân.

“Bộ trưởng khẳng định việc xử phạt rất nhẹ, nhưng Bộ trưởng có nghĩ đến việc xem xét lại, với vai trò quản lý ngành thì xử phạt đúng người đúng tội chưa và có cần thiết phải truy tố bà Yến”, bà Thủy nêu.

Cũng theo bà Thủy, cần có biện pháp chống tái diễn tình trạng trên ở chùa Ba Vàng, bởi sau khi bị xử phạt, bà Yến lại tiếp tục tuyên truyền trên mạng xã hội, thách thức các cơ quan pháp luật. Về vấn đề này, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng có trách nhiệm của Ban Tôn giáo Chính phủ và đề nghị Bộ trưởng Nội vụ sẽ có báo cáo thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói:

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói: "Việc xảy ra ở chùa Ba Vàng, chúng ta cũng đã biết rồi. Việc làm ở chùa Ba Vàng vừa vi phạm luật pháp, vừa ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống và tính văn hóa. Chúng ta cần phải lên án và cần phải xử lý". Ảnh; Như Ý

Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói: "Việc xảy ra ở chùa Ba Vàng, chúng ta cũng đã biết rồi. Việc làm ở chùa Ba Vàng vừa vi phạm luật pháp, vừa ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống và tính văn hóa. Chúng ta cần phải lên án và cần phải xử lý".

Trước đó, sau vụ việc chùa Ba Vàng, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã có kết luận: Việc chùa Ba Vàng tổ chức lễ thỉnh vong giải oan gia trái chủ, chữa bệnh cho người dân và Phật tử có nhu cầu, trong nghi thức này có việc gọi vong, nhập hồn, phán số kiếp, quy định việc người đăng ký pháp thỉnh oan gia trái chủ buộc phải trả nợ cho vong bằng tiền do vong yêu cầu thông qua hình thức công đức vào chùa Ba Vàng, hoặc làm công quả lao động tại chùa Ba Vàng, là không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống.

Đồng thời, Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải sám hối Đại Tăng. Giao cho Thượng tọa Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh làm thầy giáo giới cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh theo Luật Phật.

Bà Phạm Thị Yến tiếp tục thuyết giảng sau khi bị xử phạt hôm 12/4. Ảnh cắt từ clip. (Zing.vn)

Bà Phạm Thị Yến tiếp tục thuyết giảng sau khi bị xử phạt hôm 12/4. Ảnh cắt từ clip. (Zing.vn)

Mê tín dị đoan đang phát triển mạnh, cần có phương pháp ngăn chặn

Bên cạnh đó, ĐB Ngô Thị Kim Yến (đoàn Đà Nẵng) cho rằng, hiện nay các dịch vụ của thầy cúng, thầy bói, thầy tướng phát sinh nhiều. Bộ VHTT&DL cần có giải pháp để kiểm soát và chấn chỉnh, không để tình trạng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh diễn ra ngày càng trầm trọng.

Bài liên quan

ĐB Trương Anh Tuấn (đoàn Nam Định) cũng thông tin, hoạt động mê tín dị đoan đang diễn ra phức tạp, các hoạt động xem bói, xin xăm, rút quẻ thẻ, đồng bóng, gọi hồn diễn ra công khai tại nhiều cơ sở thờ tự, nhiều địa bàn dân cư.

“Đang có sự khác nhau trong nhận thức, thậm chí có sự nhầm lẫn về khái niệm mê tín dị đoan, tâm linh, tín ngưỡng. Điều đó đang là mảnh đất mê tín dị đoan núp bóng tâm linh tín ngưỡng, là nguyên nhân dẫn đến sự ngần ngại với xử lý mê tín dị đoan”, ông Tuấn nói.

ĐB Hoàng Văn Hùng (đoàn Thái Nguyên) cũng cho rằng, dư luận rất bức xúc về hành vi mê tín dị đoan bằng các thủ đoạn lừa bịp ở một số nơi, buôn thần bán thánh bằng cách reo nỗi sợ hãi vô căn cứ qua hình thức dâng sao giải hạn, đóng tiền gọi vong trả nợ tiền kiếp, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân để trục lợi.

ĐB Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) cũng cho rằng, giáo lý, giáo luật của đạo Phật không có việc dâng sao giải hạn, thỉnh vong gọi hồn hoặc đốt vàng mã chuyển họa thành phúc hoặc chuyển hung thành cát. “Các hình thức mê tín dị đoan này vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi thờ tự của phật giáo như chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) chùa Phúc Khánh ở Hà Nội”.

Theo Bộ trưởng Thiện, nguyên nhân của hiện tượng mê tín dị đoan có nhiều, trong đó có thể kể đến tác động mặt trái của kinh tế thị trường, thói quen người dân chưa thay đổi, kẻ xấu lợi dụng, trình độ dân trí, quy định của pháp luật còn chưa cụ thể...

 “Đây là vấn đề cần loại bỏ khỏi đời sống xã hội, nhưng không thể giải quyết được trong thời gian ngắn nên chúng ta phải kiên trì xử lý việc này. Trước hết phải tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng”, Bộ trưởng trả lời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Trong nước 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Xem thêm