Hoa ưu đàm - một chiến dịch truyền thông đánh vào sự mê tín của công chúng
Nhiều năm nay, nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại thân Pháp luân công tuyên truyền về hình ảnh "hoa ưu đàm" và trích dẫn kinh sách Phật giáo nói loài hoa này xuất hiện tức là sẽ có bậc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện hiển lộ trần gian, ám chỉ Giáo chủ Pháp Luân công Lý Hồng Chí.
Chiến dịch truyền thông thân Pháp luân công về hoa ưu đàm có mục đích gì?
Đại Kỷ Nguyên - một tờ báo thân Pháp luân công có trụ sở tại New York (Mỹ) có hẳn cả một chiến dịch tuyên truyền về hoa ưu đàm. Họ trích dẫn kinh sách Phật giáo nói về hoa ưu đàm "xuất hiện khắp nơi" và ám chỉ Giáo chủ Lý Hồng Chí - bậc "chuyển luân thánh vương" xuất thế, truyền thông tin này tới thành viên Pháp luân công và công chúng.
Ví dụ trong bài "Hoa Ưu Đàm – Loài hoa Phật 3000 năm xuất hiện một lần, nở rộ tại Sài Gòn" (link tại đây: https://www.dkn.tv/trong-nuoc/hoa-uu-dam-loai-hoa-phat-3000-nam-xuat-hien-mot-lan-no-ro-tai-sai-gon.html), tờ Đại Kỷ Nguyên cho hay: "....Không chỉ tại nhà của những học viên Pháp Luân Đại Pháp_một pháp môn tu luyện Phật Pháp lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm nguyên lý chỉ đạo, là có hoa Ưu Đàm xuất hiện, mà rất nhiều nhà người dân khác cũng vậy. Những người tu luyện theo trường phái Phật gia tin rằng đây là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”. Sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm Bà La là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến để chính lại Pháp trong thế giới này".
Tin vu vơ, ý kiến rất chủ quan không có bất kỳ cơ sở nào dạng này cứ thế được nhồi nhét vào não bộ dân chúng bền bỉ từng ngày....
Chiến dịch truyền thông bền bỉ trên Đại Kỷ Nguyên về hoa ưu đàm được sự lan tỏa rộng rãi của nhiều fanpage tại Việt Nam đánh thẳng vào nhiều người không có thông tin chính xác về hoa ưu đàm, gây sự ngộ nhận về "vị "Chuyển luân thánh vương" xuất thế.
Mong các Phật tử không nên tùy tiện gọi hoa "lạ" như cách Đại Kỷ Nguyên đưa tin là hoa ưu đàm, một biểu tượng thiêng liêng trong Phật giáo.
Vậy hoa ưu đàm là gì?
Ưu đàm - Phạn ngữ là Udumbara, Hán phiên âm là ưu đàm ba la, ô đàm bát la, uất đàm v.v… Hán dịch nghĩa là linh thụy hoa, thụy ứng hoa, không khởi hoa. Theo một số kinh điển Phật giáo Bắc truyền, ưu đàm là một loại cây thiêng, ba ngàn năm mới nở một lần, mỗi lần hoa nở báo hiệu điềm lành Phật ra đời hay Chuyển luân Thánh vương xuất hiện (Kinh Vô lượng thọ, Pháp hoa văn cú, Huệ Lâm âm nghĩa…).
Từ điển Phật học Huệ Quang (tập VII, tr.5943) ghi: “Ưu đàm, tên khoa học Ficus Glomerata, thực vật ẩn hoa thuộc họ Cây dâu. Thân cây cao hơn 3 mét”. Từ điển Phật học Hán Việt (Nxb Khoa học Xã hội) ghi: “Cây ưu đàm mọc ở các nơi như núi Himalaya, cao nguyên Deccan và nước Sri Lanka v.v… Thân cây cao hơn một trượng, lá có hai thứ: một thứ phẳng trơn, một thứ thô nhám, cả hai thứ đều dài khoảng 4,5 tấc, nhọn đầu. Hoa lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa, nên thường nhầm là loại cây không hoa. Hoa xếp như nắm tay hoặc như ngón tay cái, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon”.
Ưu đàm trong Kinh tạng Pàli, HT.Thích Minh Châu dịch và chú giải là cây sung (tên khoa học là Ficus Glomerata): “Ví như cây bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)…; những cây lớn này, này các Tỷ-kheo, sanh từ hột giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác”. (Kinh Tương ưng bộ V, chương 2, phẩm Triền cái, phần Cây, Nxb Tôn giáo, 2000, tr.153). “Ví như, một người đem củi khô từ cây saka lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Và một người khác đem củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Rồi có một người khác đem cây củi khô từ cây xoài lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Rồi có một người khác đem cây củi khô từ cây udumbara (cây sung) lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra” (Kinh Trung bộ II, kinh Kannakatthala, số 90, Viện NCPHVN ấn hành năm 1992, tr.635).
Vậy là xét theo kinh điển Phật giáo thì ưu đàm là một loài cây lớn, có cành lá xanh tốt. Chính cây ưu đàm đã che mát cho Phật Câu Na Hàm Mâu Ni trong khi Ngài tọa thiền và chứng đạt giác ngộ tối thượng. “Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây udumbara (ô-tam-bà-la)” (Trường bộ kinh, kinh Đại Bổn, Viện NCPHVN ấn hành năm 1991, tr.436).
Mặc dù kinh điển Phật giáo không mô tả hình dáng cụ thể của hoa ưu đàm nhưng trong chừng mực nào đó chúng ta đã xác định được cây ưu đàm là loài cây cao lớn (theo HT.Thích Minh Châu như đã dẫn ở trên là cây sung). Những cái gọi là “hoa ưu đàm” mọc khắp nơi hiện nay chắc chắn không phải là hoa ưu đàm theo như kinh Phật đã nói.
Sở KHCN tỉnh Khánh Hòa phát hiện côn trùng đẻ trứng y chang "hoa ưu đàm"
Trong quá trình điều tra xây dựng Cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng Khánh Hòa, nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái học Miền Nam (TP.HCM) phối hợp cùng Chi cục Lâm nghiệp Khánh Hòa, đã phát hiện và thu mẫu một số sinh vật có dạng như “hoa Ưu đàm” tại 2 địa điểm: Hòn Vọng Phu (Khánh Hòa) và Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng).
Kết quả theo dõi và phân tích đã cho thấy đây là 1 loài côn trùng. Toàn bộ các mẫu liên quan đang được lưu trữ tại Viện Sinh thái học Miền Nam, TP HCM.
Sáng mai, 25.5, Phatgiao.org.vn sẽ công bố nghiên cứu của hai nhà khoa học tại Khánh Hòa khi phát hiện và theo dõi cái gọi là "hoa ưu đàm" như Đại Kỷ Nguyên tuyên truyền rầm rộ mấy năm qua. Kết quả thực sự bất ngờ!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Tư liệu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội
Tư liệu 09:26 30/11/2024Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.
Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm
Tư liệu 13:15 28/11/2024Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.
Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà
Tư liệu 16:15 27/11/2024Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.
Xem thêm