Thứ bảy, 04/01/2020, 08:24 AM

Bố ung thư, ông bị mù, ba đứa trẻ mơ một bữa cơm có thịt

Bố phát hiện ung thư khi căn bệnh đã ở giai đoạn cuối nên mấy tháng nay mẹ cùng bố phải xuống viện điều trị. Hàng ngày ngoài việc đến trường thì ba đứa trẻ thơ dại còn phải thay người lớn chăm sóc ông nội bị mù. Bữa ăn của bốn ông cháu có ít cá khô và rau rừng…

 >>Gieo mầm thiện

Bài liên quan

Tiếng trống trường vừa dứt, Đặng Ngọc Duy (10 tuổi, trú thôn Đắk Na, xã Tân Thành, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) ôm lấy cặp sách chạy vội về nhà để nấu cơm tối cho gia đình. Cuối năm gió thổi ầm ầm, lạnh buốt nên thân hình nhỏ bé của Duy đi xiêu vẹo trong gió. Và dù đã mặc lồng hai chiếc áo sơ mi nhưng nó không đủ che lấp những khoảng trống trên người, khiến da thịt cậu bé tái đi vì lạnh giá.

Nhà của Duy nằm cách trường gần 2km, nhìn bên ngoài khó có thể nhận ra đó là nơi mà gia đình cậu bé ở nhiều năm nay. Căn nhà thấp lè tè, chỉ có một lối vào duy nhất, trên tường những chiếc ván gỗ đã rơi rụng, xô lệch đi nhiều. Bên trong, hai chiếc giường được kê khiêm tốn một góc là nơi nghỉ ngơi của 4 ông cháu, phần còn lại để đặt bếp và chiếc bàn uống nước nhỏ.

Từ ngày bố mẹ đi viện, Duy trở thành trụ cột trong gia đinh, chăm sóc ông và hai em nhỏ

Từ ngày bố mẹ đi viện, Duy trở thành trụ cột trong gia đinh, chăm sóc ông và hai em nhỏ

Bài liên quan

Ông Đặng Quế Pu (60 tuổi, ông nội của Duy) nằm lặng lẽ, nghe tiếng người lạ đến thì mò mẫm ngồi dậy để trò chuyện với khách. Ông Pu cho biết, mình bị mù đã mấy chục năm nay, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ sự giúp đỡ của người khác. Sau khi anh Đặng Vần Cán (bố Duy) lập gia thì ông chuyển về sống với vợ chồng anh này.

Cả gia đình 6 miệng ăn, quanh năm chỉ trông chờ vào hai sào đất bạc màu trồng bắp nên bao năm qua vẫn chưa thoát khỏi danh sách hộ nghèo của địa phương. Hàng ngày, hai vợ chồng anh Cán tranh thủ đi làm thuê để đủ chi phí sinh hoạt và học phí để ba đứa con yên tâm tới trường. Thế nhưng gần một năm trước, anh Cán thường xuyên có biểu hiện sốt cao, nhức mỏi cơ thể và sụt cân nghiêm trọng. Sau khi đi khám thì phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư gan.

Bốn ông cháu sống trong căn nhà ọp ẹp, ẩm thấp và thiếu người dọn dẹp lâu ngày.

Bốn ông cháu sống trong căn nhà ọp ẹp, ẩm thấp và thiếu người dọn dẹp lâu ngày.

Bài liên quan

Tai ương ập xuống bất ngờ nhưng do gia đình còn phải chạy ăn từng bữa nên người con trai không dám nghĩ đến việc chạy chữa. Nói đến đây, ông Pu giọng run run cho biết: “Nếu ngày ấy có tiền cho nó đi chữa trị thì sớm thì chắc đã đỡ khổ. Nhà không có tiền, nên chỉ đi kiếm thuốc lá về uống chứ không uống thuốc Tây. Tháng trước nó đau dữ dội, bụng căng cứng thì hai vợ chồng nó vay mượn được chút tiền rồi đưa nhau xuống Bệnh viện Chợ Rẫy khám lại thì mới biết bệnh đã ở giai đoạn cuối”.

Trong căn nhà toàn mùi ẩm mốc và xú uế do từ lâu đã thiếu tay người dọn dẹp, ông Pu nghẹn ngào: “Tôi từng này tuổi rồi, sống nay chết mai, thế nào cũng được, nhưng thương nhất là ba đứa cháu nhỏ, thiếu bàn tay chăm sóc của bố mẹ nên bữa đói, bữa no, ăn uống cũng không đủ chất. Ban đêm, bốn ông cháu nằm co ro trong căn nhà, mấy hôm rồi trời mưa dầm, cả nhà không thể nào ngủ được vì nước mưa hắt vào làm áo quần sách vở ướt hết”.

Hàng ngày bữa cơm của bốn ông cháu chỉ có rau rừng và cá khô

Hàng ngày bữa cơm của bốn ông cháu chỉ có rau rừng và cá khô

Bài liên quan

Trong lúc chúng tôi trò chuyện, Duy tranh thủ nấu bữa tối cho bốn ông cháu. Duy bảo, từ ngày bố mẹ xuống TP.HCM điều trị, bốn ông cháu chỉ ăn cơm rau với cá khô. Có hôm cá khô cũng hết, cả nhà chỉ ăn cơm với rau và muối ớt. Bữa cơm hôm nay tươm tất hơn, gia đình em được ăn cơm với canh su su nấu. Nói là canh nhưng thực ra chỉ mấy quả su su bào mỏng được nấu với mấy miếng tóp mỡ được người hàng xóm mang sang cho.

Gương mặt lấm lem, Duy cho biết: “Em lớn rồi, ăn uống có thể chịu khổ được nhưng chỉ thương ông già yếu, hai đứa em còn nhỏ mà không được ăn cơm ngon. Thấy nhà hàng xóm ăn cơm có thức ăn, nhiều khi chúng em thèm ăn thịt với cá lắm nhưng lâu rồi chưa được ăn, với lại cũng không có tiền để mua về ăn anh ạ !”.

Liên tục ăn cơm với cá khô nên những đứa trẻ tội nghiệp chỉ thèm một bữa cơm có thịt

Liên tục ăn cơm với cá khô nên những đứa trẻ tội nghiệp chỉ thèm một bữa cơm có thịt

Bài liên quan

Từ ngày bố mẹ đi viện điều trị, Duy trở thành trụ cột trong gia đình, quán xuyến mọi việc từ nhỏ đến lớn. Cậu bé 10 tuổi tâm sự: “Em ở nhà giúp bố mẹ chăm ông nội và hai em nhỏ. Ban ngày đi học thì không sao, nhưng đến tối đứa nào cũng nhớ bố mẹ nhưng không biết làm gì được. Tội nhất là đứa em út, năm nay mới 4 tuổi nên đêm nào cũng khóc đòi mẹ. Em với ông nội phải dỗ cả đêm em mới chịu đi ngủ”.

Thấy chúng tôi có điện thoại, Duy xin phép được gọi điện xuống cho mẹ hỏi thăm, bởi lâu lắm rồi, mấy anh em chưa nghe được giọng bố mẹ. Thông qua điện thoại, chị Triệu Thị Nhạy (mẹ Duy) cho biết, anh Cán mới được phẫu thuật căt bỏ một phần gan, hiện nay chưa thể đi lại được nên chị vẫn phải ở viện chăm sóc chồng. Hàng ngày, hai vợ chồng sống nhờ những suất cơm từ thiện vì khi xuống đây, chắt chiu vay mượn khắp nơi mới được vài triệu đồng.

Thương nhớ con nhưng vợ chồng chị Nhạy cũng không thể bỏ viện mà về.

Thương nhớ con nhưng vợ chồng chị Nhạy cũng không thể bỏ viện mà về.

Nhắc về những đứa con đang ở nhà, chị Nhạy nói trong nước mắt: “Giờ chồng chị bị bệnh, không thể bỏ anh ấy lại một mình được. Chị thương 3 đứa con lắm, muốn về chăm sóc cho chúng lắm nhưng không thể về được. Mấy hôm nay hai vợ chồng đều nhớ chúng nó không ngủ được nhưng cả nhà chỉ có một chiếc điện thoại nên chẳng biết làm sao ?

Nhớ bố mẹ, nhưng anh em Duy chẳng biết làm gì vì không có điện thoại

Nhớ bố mẹ, nhưng anh em Duy chẳng biết làm gì vì không có điện thoại

Lúi húi bên cạnh bếp nghe mọi người trò chuyện, đôi mắt của Đặng Đức Lưu (7 tuổi, em trai Duy) ướt nhòe. Lưu bảo, em cũng muốn nói chuyện với mẹ lắm nhưng… không biết nói gì. “Chúng em chỉ ước bố nhanh khỏe để về đi làm, nếu bố mẹ ngày nào cũng đi làm thì chúng em được ăn cơm với thịt, cá chứ ăn cá khô nhiều, bọn em sắp quên mùi thịt rồi!”, Lưu hồn nhiên nói.

Ba ông cháu Duy trước căn nhà của gia đình

Ba ông cháu Duy trước căn nhà của gia đình

Chia sẻ về tình hình học tập Duy và Lưu, thầy Nguyễn Văn Chung, hiệu trưởng Trường tiểu học Ngô Gia Tự cho biết, 2 anh em Duy và Lưu có hoàn cảnh khó khăn nhất trường, nhưng các em rất chăm học và chịu khó học. Từ ngày bố mẹ đi xa, các em đi học rồi phân chia nhau việc nhà. Anh cả thì nấu cơm, chăm sóc ông nội còn em Lưu thì đón và chơi với em gái năm nay 4 tuổi. Vừa rồi nhà trường có kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ cho các em nhưng do địa phương đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn khó khăn nên sự giúp đỡ không nhiều.

Theo: Dantri.com.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 47 tuổi hiến tạng cứu sống 5 người

Gieo mầm thiện 16:37 23/12/2024

Sáng ngày 20/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thông báo đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức lấy và vận chuyển thành công 4 đơn vị tạng từ một người đàn ông chết não để ghép cho các bệnh nhân cần cứu trợ. Đây là một nghĩa cử nhân văn, góp phần mang lại cơ hội sống cho nhiều người.

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Xem thêm