Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 11/07/2020, 19:48 PM

Từ bi, từ thiện và an sinh xã hội

Người làm việc thiện không hề cầu mong gì cho mình, nhưng thiện quả, phước đức tự đến. Kinh Tăng chi bộ III, phẩm Chư thiên, phần Bố thí có ghi: “Bố thí là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiên, nguồn an lạc, thiên giới, là quả dị thục dẫn đến cõi trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, hạnh phúc và an lạc.

>>Góc nhìn Phật tử

Từ bi, cội nguồn thiện lành của mọi giao tiếp xã hội

Theo nghĩa thông thường, Từ là hiền; Bi là thương xót. Từ tiếng Anh/ Pháp: Compassion, gốc từ tiếng Latinh: Compassionem. 'Com' đến với, 'passion': sự đau khổ; cảm thông sâu sắc, buồn thương những người rủi ro và mong muốn làm dịu bớt nỗi khổ của họ.

y-nghia-cua-long-tu-bi-trong-phat-giao
Bài liên quan

Từ bi trong Phật giáo mang ý nghĩa ấy nhưng sâu rộng hơn nhiều, Từ bi trở thành bản sắc, chất liệu của Phật giáo. Ý nghĩa từ bi cứu khổ được nhắc nhở nhiều trong kinh điển nhà Phật. Bài giảng đầu tiên về Tứ đế của Đức Phật, ngài nói đến khổ, nguyên nhân của khổ, sự giải thoát của khổ và con đường giải thoát khỏi khổ; rõ ràng đây đã thể hiện mục đích của Phật giáo, lòng Từ bi cứu khổ. Ý nghĩa này được Đức Phật nêu lên nhiều lần, đặc biệt trong kinh Tăng chi bộ III, chương 8 pháp, kinh Phật tự thuyết, ngài luôn khẳng định về khổ, giáo lý của ngài nhằm đến giải thoát khỏi khổ đau.

Từ bi (Metti và Karuna) được giảng rộng trong Tứ vô lượng tâm: Từ - Bi - Hỷ - Xả; bốn tâm vô lượng này đều nhằm ý nghĩa từ bi: yêu thương chúng sinh, tìm cách cho họ được an lạc (Từ); thông cảm, buồn thương vì chúng sinh đang khổ đau và tìm cách xoa dịu nổi khổ đau ấy (Bi); vui mừng vì chúng sinh được an vui và tìm cách làm tăng lên niềm vui ấy (Hỷ); sẵn sàng chia sẻ những sở hữu của mình không phân biệt người thân hay sơ (Xả).

phat-thich-ca-1a

Trong kinh Pháp cú, Đại Phương quảng, Thuyết xứ (Trung A hàm 2), Đại Kinh giáo giới La Hầu La (Trung bộ 2)… đều ghi rõ những lời dạy của Đức Phật về Tứ vô lượng tâm, về pháp tu Thiền định bằng Tứ vô lượng tâm. Tứ vô lượng tâm là sự triển khai của Từ bi. Kinh Từ bi (Mette Sutra) và kinh Tập (Nipata Sutra) đều có bài kệ nói về lòng từ vô lượng của một đệ tử của Đức Phật: “Mong sao tất cả chúng sinh đều thấy an lạc! – Mong sao tất cả chúng sinh đều đạt niềm vui tự nội!”. Từ bi là sự hiền hòa, thông cảm, là sự thôi thúc giúp đỡ người đang gặp khó khăn, khổ cực. Lòng từ bi khiến xã hội trở nên thiện lành, an vui, bớt dần những cảnh khổ, những chênh lệch về giàu nghèo, khác biệt về hoàn cảnh, là sự thôi thúc làm việc thiện.

Từ thiện và an sinh xã hội

Bài liên quan

Từ là lòng thương, sự hiền lành. Thiện là điều tốt. Từ thiện theo nghĩa thông thường là lòng thương yêu, muốn làm điều tốt cho người khác.

Tiếng Anh/ Pháp: Charity, Charité, có gốc Latin là Caritas, Carus nghĩa là tình thương quảng đại.

Từ thiện được chuyển theo nghĩa là sự giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thường được hiểu là một hệ thống biếu tặng tiền bạc, thức ăn, giúp đỡ những người đang cần giúp đỡ vì họ đang bệnh hoạn, nghèo khổ, không nơi nương tựa… Trong ý nghĩa này, từ thiện là sự thể hiện của Từ bi. Từ bi không chỉ có nghĩa là thương yêu chúng sinh mà còn có nghĩa là thể hiện lòng thương yêu ấy bằng hành động, bằng việc làm cụ thể, tức là từ thiện. Vậy từ thiện hay Thiện tâm xuất phát từ Từ bi, là tướng của cái thể Từ bi; trong ý nghĩa sâu xa là Thiện tâm.

h1 (Copy)

Từ thiện xã hội là một hình thức, một đóng góp cho chính sách An sinh xã hội. An sinh xã hội là một hệ thống bảo đảm mức độ hài lòng của xã hội. Khái niệm An sinh xã hội được nêu trong điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: Mọi người trong xã hội có quyền hưởng an sinh xã hội và có quyền thực hiện thông qua nỗ lực quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong sự phát triển nhân phẩm, văn hóa, phúc lợi xã hội.

Bài liên quan

An sinh xã hội cũng gồm: Bảo hiểm xã hội, các dịch vụ do chính phủ cung cấp, các an sinh cơ bản như thực phẩm, quần áo, nhà ở, giáo dục, tiền bạc, chăm sóc y tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam quản lý nhà nước về các lĩnh vực việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới chống tệ nạn xã hội. Như vậy, An sinh xã hội là quyền lợi (được an sinh) của mỗi người và quyền được làm từ thiện, tham gia vào việc an sinh xã hội của nhà nước. Hoạt động từ thiện của một thành viên trong xã hội gồm sự quyên góp, hiến tặng tiền, phẩm vật, công sức, cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe, ủy lạo… Mọi hoạt động từ thiện của cá nhân, nhóm, đoàn thể, tổ chức đều là tham gia đóng góp cho an sinh xã hội, phù hợp với trách nhiệm và hoạt động của Nhà nước.

DSC00359_971118514
Bài liên quan

Hầu hết các tôn giáo, các tổ chức nhân đạo, các công ty, doanh nghiệp đều tham gia hoạt động từ thiện, góp phần an sinh xã hội. Ví dụ: An sinh xã hội (Social Security) tại Úc, Pháp, Hoa Kỳ,Thụy Điển, Phần Lan…; Phúc lợi xã hội tại New Zealand. Công giáo có tổ chức Từ thiện Caritas, Hồi giáo Caliphate dưới hình thức Zakat (Từ thiện) nhằm cung cấp các thứ cần thiết cho người nghèo, người già, trẻ mồ côi, góa phụ, người tàn tật; gọi là 5 nguyên tắc của đạo Hồi. Các kinh điển Phật giáo luôn khuyến khích từ bi, làm việc thiện, bố thí… Trong rất nhiều chuyện Tiền thân, Đức Phật khi còn là Bồ-tát, đã từng bố thí tài sản, vợ con, thân mạng để giúp đỡ người khốn khó. Ngày nay, tại Việt Nam, công tác từ thiện, an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, của đồng bào Phật tử đã phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành quả tốt đẹp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Xem thêm