Bốn hạng người nào hoảng loạn trước cái chết?
Ai cũng phải chết ta nên chọn cái chết thanh thản hơn là hoảng loạn. Có 4 hạng người sau đây dứt khoát sẽ hoảng sợ trước cái chết
1. Chưa lìa được dục ái còn thích sở hữu và hưởng thụ các dục gồm : Sắc, thinh, khí, vị, xúc. Người còn thích 5 thứ này thì còn quan tâm danh lợi, thị phi địa vị, quyền lực, ăn ngon, mặc đẹp, ở sướng, ở sang nên không đành lòng rũ áo ra đi.
2. Quá ái luyến thân xác này nên cũng không sẵn sàng tắt thở. Các vị có biết theo niềm tin dân gian VN thì có 3 hạng sau đây khi chết rồi rất linh dễ làm ma phá người :
(1) Là gái trẻ chưa chồng lòng còn mơ mộng yêu đời. (2) Là phụ nữ mang thai lòng muốn sống gấp đôi người thường, vì họ là một xác 2 mạng. (3) Là trẻ con đang tuổi lớn tin yêu cuộc đời ở mức độ cuồng nhiệt.

Ai cũng phải chết ta nên chọn cái chết thanh thản hơn là hoảng loạn.
Ba dạng này mà bị phá rồi là rất kinh khủng, nhưng mà tôi tin, bởi vì ba thứ này nó lọt vô trong ngay bài kinh này. Ba thứ này mà nó lật ngang thì nó linh cho mà thấy. Khi tôi về miền trung tôi được nghe nhiều chuyện ma lạnh xương sống. Ở ngoài Huế chẳng hạn, như tôi có nghe một câu chuyện có một cô ở Huế cổ bị chết khi cô đang còn học tú tài, có quảng đường đêm đêm mà các mệ các o là mấy bà già trẻ mình đi bán hàng rong ban đêm như : Bánh mì trứng, chè, cháo, xôi … Cô ra mua có bữa cô ăn cho họ thấy, có bữa cô cầm cô đem vô mà cô trả tiền toàn là giấy vàng bạc, sáng dậy người nhà thấy mấy món đó nó nằm trên mã, khiếp như vậy. Và có nhiều chuyện quý vị hỏi tôi có hay không, tôi nói rằng tôi không có ý kiến, nhưng nếu có cũng không có gì lạ, là bởi vì họ lọt vô 4 hạng này.
3. Làm quá nhiều điều ác hoặc quá ít điều thiện, nên lúc mà xuôi tay hay khi đối diện cái chết thì hoảng sợ kinh hãi.
4. Không thông hiểu giáo pháp, còn quá nhiều điều nghi nan thắc mắc chưa được giải quyết thỏa đáng nên cũng sợ hãi cái chết, khi hiểu được giáo lý căn bản thì cái chết chỉ là một chuyến đi về chỗ tốt hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm