Thứ ba, 05/11/2019, 08:40 AM

Bốn ơn lớn mà người Phật tử cần nhớ

Bốn ơn lớn mà Đức Phật đã dạy, mỗi chúng ta phải ghi nhớ và luôn báo ân. Đó mới đúng là người con Phật, đó mới xứng đáng đạo làm người.

>>Vu Lan báo hiếu

Truyền thông báo ân không chỉ là nét đẹp của văn hóa dân tộc mà ông bà ta luôn nhắc nhở: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Mà trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật đã nói rằng “Trên đời này có 2 hạng người khó thấy là người biết ơn và người trả ơn”. Bốn ơn lớn hay còn gọi là tứ trọng ân gồm: ơn cha mẹ, ơn Tam Bảo, ơn thầy cô và ơn Tổ Quốc là điều mà Đấng Giác Ngộ đã khuyên dạy chúng ta phải ghi nhớ và báo đáp mới xứng đáng với đạo đức làm người.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật đã nói rằng “Trên đời này có 2 hạng người khó thấy là người biết ơn và người trả ơn”.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật đã nói rằng “Trên đời này có 2 hạng người khó thấy là người biết ơn và người trả ơn”.

Ơn cha mẹ

Ơn cha mẹ là ơn trọng được Đức Phật dạy đầu tiên, điều này thể hiện rằng: Đạo Phật là đạo hiếu, hạnh hiếu chính là hạnh Phật. Cha mẹ là người có công tạo nên hình hài, nuôi dưỡng, dạy dỗ và chở che chúng ta hết cả cuộc đời này:

“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ.

Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”

Bài liên quan

Công ơn cha mẹ không có gì sánh bằng: chín tháng gìn giữ thai giáo, sinh sản ghớm ghê nguy hiểm, quên ăn bỏ ngủ khi con ốm đau, nhường chỗ khô cho con, dành cho con phần bùi ngọt, tắm rửa nuôi nấng dạy bảo, dựng vợ gã chồng, nhớ nhung, yêu mến và bảo vệ trọn đời. Chỉ những ai làm cha mẹ mới hiểu thấu suốt được công ơn của mẹ cha thiêng liêng như thế nào.

Vì thế trong kinh Tăng Nhất A Hàm Phật dạy rằng: “Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ”.

Đạo Phật là đạo hiếu, hạnh hiếu chính là hạnh Phật. Cha mẹ là người có công tạo nên hình hài, nuôi dưỡng, dạy dỗ và chở che chúng ta hết cả cuộc đời này. Ảnh: Internet

Đạo Phật là đạo hiếu, hạnh hiếu chính là hạnh Phật. Cha mẹ là người có công tạo nên hình hài, nuôi dưỡng, dạy dỗ và chở che chúng ta hết cả cuộc đời này. Ảnh: Internet

Ơn thầy tổ

Cha mẹ có công nuôi dưỡng, thầy tổ có công dạy ta nên người. Có câu "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Kiến thức chúng ta đang có được, dù nhiều hay ít cũng nhờ đến công lao dạy dỗ cho những người thầy, người cô. Vì thế, tại Việt Nam 20/11 là ngày tri ân thầy cô giáo, những người có công dạy dỗ, uốn nắn ta nên người. Vào những ngày này, bạn nên đến thăm hỏi, tặng hoa hay quà để thể hiện lòng biết ơn thầy cô. Hoặc nếu ở xa, bạn có thể gọi điện thoại chúc mừng. Tuy là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.

Ơn Tam Bảo

Một trong bốn ơn lớn chúng ta không được quên đó là chính là ơn Tam Bảo. Tam bảo là Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo.

Nhớ ơn Đức Phật

Bài liên quan

Ngài đã thị hiện thế gian nhằm mục đích khai ngộ tri kiến cho chúng sanh và giúp chúng sanh con đường thoát khổ. Ngài đã hi sinh ngôi báo cao quý, địa vị tôn quý để vào rừng sâu để năm năm tầm đạo, sáu năm khổ hạnh chốn rừng già nguy hiểm, 49 ngày thiền định và 49 năm thuyết pháp không ngừng nghỉ.

Một vị vua cao quý sẵn sàng bỏ hết cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, chấp nhận đời sống phạm hạnh, đi chân đất, ngủ ngoài trời, ăn cơm của đàn na tín thí chỉ với mục đích cao quý: Truyền đạo pháp đi xa hơn và giúp chúng sanh thoát hổ, khai sáng đạo Phật đầy từ bi và trí tuệ.

Chúng ta ngày nay, hiểu được giáo pháp đạo Phật, biết con đường đi để diệt khổ, đi đến an vui, trút sạch phiền não là nhờ đức từ bi cao cả của Đức Phật cao quý.

"Ơn lớn của Thế-Tôn

Đem việc ít có này

Thương xót dạy bảo cho

Làm lợi ích chúng con

Trải vô lượng ức kiếp

Ai có thể đền được.

Tay lẫn chân cung cấp

Đầu đảnh lễ cung kính

Tất cả đều cúng dường

Đều không thể đền được.

Hoặc dùng đầu đội Phật

Hai vai cùng cõng vác

Trong kiếp số hằng sa

Tận tâm mà cung kính,

Lại đem dưng đồ ngon

Y phục báu vô lượng

Và các thứ đồ nằm

Cùng các món thuốc thang

Gỗ ngưu-đầu chiên-đàn

Và các vật trân báu

Để dựng xây tháp miếu

Y báu lót trên đất

Như các việc trên đây

Đem dùng cúng dường Phật

Trải kiếp số hằng sa

Cũng không đền đáp được.”

Một trong bốn ơn lớn chúng ta không được quên đó là chính là ơn Tam Bảo. Ảnh minh họa

Một trong bốn ơn lớn chúng ta không được quên đó là chính là ơn Tam Bảo. Ảnh minh họa

Ơn Pháp Bảo

Pháp là lời dạy của Đức Phật, là chân lý tuyệt đối giúp chúng ta có hướng đi đúng đắn trên con đường tu học. Là những kẻ phước mỏng sinh sau Phật, nếu không có Pháp Bảo chắc chắn chúng ta sẽ không lãnh giáo chính xác được lời Phật dạy được lưu truyền đến ngày nay.

Ơn Tăng Bảo

Kính lạy tăng người thầy chí cả

Thay Thế Tôn truyền báo đạo mầu

Tùy duyên hóa độ vô cầu

Làm thầy mô phạm dẫn đầu chúng sanh

Tăng Bảo chính là những vị xuất gia tu hành theo con đường Đức Phật, thay Phật dẫn dắt và truyền bá đạo mầu, giữ gìn Phật Giáo trường tồn đến ngày nay. Nếu không có Tăng Bảo, chúng ta sẽ không biết đường lối tu tập, những kinh điển sẽ không có người dịch thuật, những lời dạy của Đức Phật không ai thuyết giảng cho chúng ta hiểu. Vì thế, Tăng Bảo là chỗ dựa tinh thần quý giá mà chúng ta phải trân trọng và nhớ ơn.

Ơn Tổ Quốc

Mỗi chúng ta đều có một Tổ Quốc, một quê hương, một xứ sở sinh ra và lớn lên. Được sống trong thời bình, không chiến tranh, không nghèo đói chúng ta phải nhớ ơn những anh hùng liệt sỹ, những người có công giữ gìn và bảo vệ Tổ Quốc, bởi họ đã hi sinh hạnh phúc gia đình, hi sinh tuổi trẻ, hi sinh một phần thân thể và hi sinh cả tính mạng để đổi lấy sự bình yên cho chúng ta hưởng thụ.

Vì thế, chúng ta phải mãi khắc cốt ghi tâm ơn lớn này và phải sống trọn vẹn, phải biết cống hiện cho cuộc đời và gìn giữ đất nước. Đây là cách báo ơn tri ân những người đã ngã xuống vì sự hòa bình của dân tộc mà chúng ta đang chịu ơn họ rất lớn!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm