Cách báo hiếu trong ngày lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử mà đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ đã sinh thành và dưỡng dục mình. Đây còn là dịp nhắc nhở các thế hệ nhớ về các anh hùng dân tộc đã có công với đất nước.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Truyền thuyết kể rằng Bồ Tát Mục Kiền Liên là một trong những đệ tử của Đức Phật, thông thạo nhiều phép thuật, nhưng không thể một mình cứu mẹ khỏi ải địa ngục. Được Đức Phật chỉ bảo, ông đã cúng Dường phẩm vật lên mười phương chúng Tăng trong ngày Tự tứ (tức ngày rằm tháng bảy). Nhờ đó, ông đã cứu thoát được mẹ khỏi khiếp khổ ngạ quỷ và đưa mẹ về thiên giới.
Từ đó trở đi, cứ vào dịp tháng 7 hàng năm, Vu Lan là lễ hội được tổ chức tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaysia... với các hoạt động tiêu biểu như viếng thăm, dọn dẹp mộ phần của người đã khuất, dâng lễ vật lên phật, gia tiên và thần linh, về tụ họp với gia đình. Mặc dù các nghi lễ, thời gian không giống nhau giữa các nước, nhưng tất cả đều đề cao tinh thần báo hiếu bằng cả tấm lòng hiếu kính và tri ân đối với người đã khuất, cũng như đền ơn và quan tâm đối với cha mẹ đang sống bên cạnh.
Tại Việt Nam, lễ hội Vu Lan được tổ chức vào ngày 15/7 Âm lịch hàng năm. Lễ hội không chỉ nhắc nhở con cháu đối với việc báo hiếu ông bà, cha mẹ mà còn hướng về cội nguồn để tỏ lòng thành biết ơn và báo ơn. Theo đó, Phật tử thường đến chùa cầu kinh, cầu nguyện với mong muốn những người đã khuất và chúng sinh được yên nghỉ và ấm cúng, còn với những người đang sống một sức khỏe tốt để ở mãi bên con cháu.
Ngoài ra, mọi nhà đều chuẩn bị mâm cơm tươm tất cho ngày lễ Vu Lan để dâng lên gia tiên, thần linh, cửa Phật và cúng phóng sinh cho các linh hồn để báo hiếu và tỏ lòng thành. Ăn chay cũng là một cách cầu nguyện và tích đức. Với những người còn cha mẹ có thể dành tặng những lời chúc và nhiều món quà ý nghĩa. Trong ngày lễ Vu Lan, những người con xa quê đều cố gắng thu xếp thời gian để về tụ họp với gia đình.
Đặc biệt, lễ hội Vu Lan tại Việt Nam còn tiến hành nghi lễ cài hoa hồng với màu đỏ cho những người còn cha mẹ và hoa hồng màu trắng cho những người đã mất mẹ. Chính nghi lễ này đã thức tỉnh bao người con về đạo hiếu với cha mẹ và giúp thế hệ trẻ luôn sống đúng đạo nghĩa.
Hiện nay, một số nghĩa trang cao cấp tổ chức lễ hội Vu Lan với chương trình cầu siêu cho những người đã khuất để nhắc nhở thế hệ con cháu nhớ về cội nguồn và biết ơn tới đấng sinh thành.
Theo giáo lý Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành của mỗi người có nhiều cách khác nhau.
Vào ngày này, các Phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...
Dịp lễ Vu Lan, mỗi người thường được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ. Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nề nếp gia phong anh em hòa thuận.
Phong tục cài hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng vào dịp Vu Lan là do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng vào thập niên 60 của thế kỉ trước để tăng thêm ý nghĩa văn hóa cho lễ hội này, nhất là để con cái nhớ về cha mẹ dù còn hay mất.
Một mùa Vu Lan nữa lại đang đến, mỗi người dường như đều dành cho mình một khoảng lặng để nghĩ về chữ Hiếu và đau đáu nỗi niềm báo hiếu cha mẹ. Nhưng đừng đợi tới ngày lễ mới tỏ lòng thành tâm kính hiếu cha mẹ, mà hãy cứ biến mỗi ngày đang sống đều là một ngày lễ Vu Lan, khi đó chúng ta mới thực sự hoàn thành trọn vẹn đạo hiếu làm con.
Có 5 điều để một người thông thường báo hiếu cha mẹ mà Đức Phật răn dạy, đó là: cung kính, vâng lời cha mẹ; phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu; giữ gìn thanh danh và truyền thống gia đình; bảo quản tài sản do cha mẹ để lại; lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời. 5 điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng để thực hiện trọn vẹn là điều không hề dễ dàng, có khi chúng ta dành cả cuộc đời của mình cũng chưa chắc đã hoàn thành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm