Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/12/2023, 08:00 AM

Bổn phận của người Phật tử tại gia

Phật tử, muốn được làm con Phật, muốn theo dấu chân Phật, muốn xứng đáng với danh từ Phật tử, tất phải làm tròn bổn phận của Phật tử nghĩa là nghe những lời Phật đã dạy, làm theo những việc Phật đã làm, đi theo con đường Phật đã đi.

Phật tử, đáng lẽ phải làm y như thế đó. Nhưng bởi vì chúng ta là Phật tử tại gia, nên chưa có thể hoàn toàn theo đúng như Phật. Hai chữ 'tại gia' ràng buộc chúng ta trong những bổn phận mà chúng ta phải làm tròn. Do đó, Phật tử tại gia, có những bổn phận như sau:

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Bổn phận đối với tự thân:

Phải tu tâm dưỡng tánh. Được làm một Phật tử là do phước đức nhiều đời mới có được, nay có duyên với Phật pháp lại còn tin sâu nên cần phải ra sức tu học, không để bỏ lỡ. Người Phật tử cần phải tinh tấn tu tập những điều dạy của Phật, cần phải giữ gìn năm giới đã thọ, cần phát huy lòng từ bi của mình, phải biết bố thí và giúp đỡ mọi người. Phải làm sao, cho đúng là một người con Phật.

2. Bổn phận đối với gia đình:

Phật tử tại gia còn có gia đình quyến thuộc, nên còn nhiều bổn phận không thể làm ngơ được. Phật tử có cha mẹ, vợ hay chồng, con cái, bà con thân thích, người giúp công hay kẻ mướn việc... Ðối với mỗi hạng người ấy, Phật tử đều có mỗi cách đối xử, mỗi bổn phận.

Theo kinh Thiện Sanh, thì Phật tử tại gia có những biểu hiện như sau đối với những người trong nhà: 

- Bổn phận con cái đối với cha mẹ.

- Bổn phận cha mẹ đối với con cái.

- Bổn phận vợ đối với chồng.

- Bổn phận chồng đối với vợ.

- Bổn phận đối với bà con thân thích.

- Bổn phận chủ đối với người giúp việc trong nhà.

- Bổn phận người giúp việc đối với chủ nhà.

3. Bổn phận đối với người ngoài gia đình:

Những người ngoài gia đình, chúng tôi muốn nói ở đây, không phải những người xa lạ, hay hàng xóm láng giềng, mà chính là những người có sự liên quan mật thiết với chúng ta, nhưng không cũng quyến thuộc, không ở chung dưới một mái nhà, nên tạm gọi là những người ngoài gia đình.

Những người nầy giữ vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, lái chúng ta đi trên con đường hiểu biết đạo đức, góp một phần lớn lao trong việc xây dựng hạnh phúc cho chúng ta. Ðó là những vị thầy dạy dỗ và những vị Tăng già và thiện hữu tri thức:

- Bổn phận học trò đối với thầy.

- Bổn phận thầy đối với trò.

- Bổn phận Tín đồ đối với chư Tăng và thiện hữu tri thức.

4. Cách xưng hô và một số nghi thức cần thiết của người Phật tử tại gia:

Ngoài những bổn phận nói trên, Phật tử tại gia còn cần phải biết cách xưng hô khi tiếp xúc với quý vị Tăng già, và những nghi thức cần thiết khi đến chùa, khi lễ Phật, cầm kinh v.v... Ðã là Phật tử, thì những điều này, mặc dù là hình thức, cũng không thể không biết đến.

Bạn nghĩ sao về người Phật tử tại gia tu tập mỗi ngày?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm