Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/05/2022, 11:07 AM

Bốn tiêu chí nói của chư Phật

Chư Phật không vì danh, không vì lợi không vì bất cứ mục đích nào ngoài mục đích duy nhất đó là mong đem lợi lạc cho người nghe.

Chư Phật chỉ nói ra điều gì đó khi hội đủ bốn tiêu chí này :

1. TTHAVĀDĪ : Nói những điều hữu ích cho người nghe

Thí dụ như chư Phật dạy về bói toán, bùa chú, võ thuật, khí công. Không phải mấy điều đó sai, cũng có đúng nhưng mà chư Phật không bao giờ nhắc mấy điều này, là vì lợi ích cao nhất mà chư Phật hướng đến đó là giải thoát. Mà bất cứ đề tài gì nó không nhắm đến, không dẫn đến, không đưa đến lợi ích tu hành giải thoát thì chư Phật không nói. Đó là chư Phật luôn luôn nói điều hữu ích.

2. BHŪTAVĀDĪ : Nói đúng sự thật 

Chuyện gì không có thật thì dứt khoát chư Phật không nói, chỉ nói đúng sự thật.

Có nên khôi hài trong khi thuyết pháp ?

Không vì danh, không vì lợi không vì bất cứ mục đích nào ngoài ra mục đích duy nhất đó là mong đem lợi lạc cho người nghe.

Không vì danh, không vì lợi không vì bất cứ mục đích nào ngoài ra mục đích duy nhất đó là mong đem lợi lạc cho người nghe.

3. KĀLAVĀDĪ : Nói đúng lúc

Dầu điều đó là sự thật cũng phải lựa lúc mà nói. Không biết các vị có biết chuyện này không ? Có nhiều gia đình, vợ chồng con cái rất là thương nhau mà chỉ có cái tội nói sai thời điểm cho nên nó phản tác dụng gây phản cảm. Quí vị biết có nhiều cảnh tang thương lắm. Con cái tránh mặt cha mẹ là vì cha mẹ cứ la con mà la trước mặt khách, la trước mặt bạn gái bạn trai, trước mặt láng giềng người lạ hoặc mới vừa cầm đũa ăn là nói chuyện không vui ..v....v.. Cho nên mình có nói sự thật cũng phải nói đúng lúc.

4. METTĀVĀDĪ : Luôn nói bằng Từ tâm

Không vì danh, không vì lợi không vì bất cứ mục đích nào ngoài ra mục đích duy nhất đó là mong đem lợi lạc cho người nghe. Cho nên từ tiêu chí này, trong ngôn ngữ chư Phật dẫn đến lời giải thích chỗ này: Trong sự chung đụng không thể tránh việc góp ý phê bình nhau, nhưng việc ấy phải có đủ bốn tiêu chí trên đây.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ân sâu nghĩa nặng

Kiến thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Kiến thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Kiến thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm