Bụt là "Ông Tiên" hay "Ông Phật"?
Dân tộc ta đã từng gọi Buddha là Bụt ngay từ đầu thế kỷ thứ nhất của Tây lịch và vẫn còn sử dụng từ ấy cho đến ngày nay trong văn chương truyền khẩu.
- Hòa thượng Thích Thanh Từ có giảng giải: "Như chúng ta đã biết đạo Phật là đạo giác ngộ. Đức Phật ngồi thiền định dưới cội bồ-đề mà được giác ngộ. Ngài đi giáo hóa khắp nơi để truyền đạo giác ngộ này. Nhưng sao chúng ta không gọi là đạo giác ngộ mà gọi là đạo Phật. Phật nguyên tiếng Phạn là Buddha, Bud là giác, dha là người. Người giác ngộ đi truyền bá đạo giác ngộ. Nhưng nếu giải nghĩa chữ Phật là giác ngộ thì sợ người ta hiểu lầm. Bởi có những người làm ăn bất chánh không lương thiện, khi có ai nhắc nhở dạy bảo, họ bỏ điều bất chánh trở thành người lương thiện thì người ta sẽ nói anh ấy đã giác ngộ rồi. Giác ngộ đó chỉ có nghĩa là bỏ cái xấu, cái dở để trở thành người tốt thôi. Nếu hiểu đạo Phật theo nghĩa giác ngộ như vậy thì đánh giá quá thấp đạo Phật, làm mất giá trị siêu thoát của đạo Phật. Bởi vậy trong nhà Phật để nguyên từ "Phật".
Nói Phật chắc quí vị sẽ có nghi. Tại sao bây giờ chúng ta nói đức Phật mà hồi xưa ông bà tổ tiên chúng ta lại nói là Bụt. Như vậy nói Bụt trúng hay nói Phật trúng? Từ Bụt cho chúng ta thấy đạo Phật được trực tiếp truyền vào Việt Nam từ những vị Sư Ấn Độ. Ngày xưa ở miền Bắc vùng Luy Lâu rất phồn thịnh, các sư người Ấn theo tàu buôn đến đó truyền bá. Các ngài trực tiếp dạy người dân biết đạo Phật, và đức Phật được gọi là Bụt. Bụt nguyên là Bud, đọc trại đi một tí thành Bụt. Đọc Bụt nghe gần hơn, còn đọc Phật nghe xa quá. Vậy đạo Phật có mặt trên đất nước Việt Nam gốc từ người Ấn truyền sang, chớ không phải từ Trung Hoa truyền sang buổi đầu.
Tại sao bây giờ chúng ta đọc là Phật? Ở Trung Hoa từ đời Tống đến đời Minh có in những Tạng kinh dịch từ chữ Phạn, chữ Pali ra chữ Hán rồi tặng cho Việt Nam. Đời Trần được tặng một Tạng kinh và sau này chúng ta cũng có thỉnh thêm những Tạng kinh từ Trung Hoa. Chữ Buddha người Trung Hoa dịch gồm một bên chữ nhân đứng, một bên chữ phất. Như vậy Phật là phát sanh từ chữ Hán mà ta đọc theo âm Việt Nam là Phật hay Phật-đà.
Nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ viên mãn tuyệt cùng, chớ không phải sự giác ngộ thông thường của thế gian, vì e người ta hiểu lầm nên để nguyên âm là Phật, chớ không nói là giác ngộ. Giờ đây chúng ta học Phật phải dùng những từ gần thời hiện tại (chữ Phật) như giác ngộ, trí tuệ để dễ thâm nhập hơn.
Vì vậy chúng ta phải hiểu tường tận gốc của đạo Phật là giác ngộ viên mãn. Nên người tu Phật lúc nào cũng phải thuộc lòng Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Nói đến Phật là nói đến sự giác ngộ viên mãn, tức giác ngộ tròn đầy không thiếu khuyết một góc cạnh nào".
- Sư Cô Chơn Không chia sẻ về danh từ Bụt:Từ những năm 1970, Thầy (Thiền sư Nhất Hạnh) đã bắt đầu dùng từ Bụt để thay thế cho danh từ Phật trong nhiều trường hợp. Trong các danh từ Hán Việt, từ Phật vẫn còn được Thầy sử dụng, như Phật giáo, Phật học, Phật tính, Phật tử... nhưng từ Bụt như một từ Nôm đã được Thầy sử dụng trong tất cả mọi trường hợp khác. Ví dụ: ‘Bụt gọi thầy A Nan' hoặc 'Thầy Xá Lợi Phất lên gặp Bụt’.
Dân tộc ta đã từng gọi Buddha là Bụt ngay từ đầu thế kỷ thứ nhất của Tây lịch và vẫn còn sử dụng từ ấy cho đến ngày nay trong văn chương truyền khẩu. Phát âm ‘Phật’ là do ảnh hưởng Trung Quốc, và ta chỉ bắt đầu phát âm như thế từ lúc quân nhà Minh sang xâm chiếm nước ta.
Thầy nói sử dụng cách phát âm Bụt không có nghĩa là mình không còn sử dụng những danh từ Hán Việt có chữ Phật, và như vậy ta chỉ là làm giàu thêm cho tiếng Việt. Ví dụ ta có thể sử dụng cả hai danh từ tâm Bụt (tâm Bụt không đâu không từ bi) và Phật tâm (Phật tâm vô xứ bất từ bi). Mãi đến thế kỷ thứ mười bốn, dân ta vẫn còn sử dụng danh từ Bụt trong văn chương bác học, như vua Trần Nhân Tông đã sử dụng trong các bài phú Đắc Thú Lâm Truyền Thành Đạo Ca.Chúng ta chỉ mới bắt chước người Trung Quốc phát âm chữ Phật từ sau đó, nghĩa là chỉ mới sáu trăm năm. Chỉ mới trôi qua hai chục năm từ ngày ta sử dụng âm Bụt trở lại mà danh từ này đã trở thành sống động, mọi người nghe đã quen tai và cảm thấy rất gần gũi với Bụt khi nghe và sử dụng lại cách phát âm này.
(Lá Thư Làng Mai 25 ngày 12-02-2002).
Nhuận Thường-Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khéo học sẽ thấy được pháp chân thật
Kiến thức 12:00 08/11/2024Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa?
Lòng tin là tài sản tối thượng
Kiến thức 10:39 08/11/2024Trong các thứ tài sản, theo tuệ giác Thế Tôn, thì lòng tin là tối thượng. Quan niệm này kể ra cũng lạ nhưng nếu lắng lòng chiêm nghiệm lời Phật thì trực nhận rằng tài sản chỉ là cái đến sau, là kết quả của lòng tin.
Chính tín
Kiến thức 09:59 08/11/2024Theo tuệ giác Thế Tôn, đối với mọi quan điểm, tư tưởng nên thận trọng, chớ vội tin, cần hoài nghi và xét lại tất cả. Dù nghi ngờ là một trong những phiền não làm chướng ngại thánh đạo nhưng trong nhận thức, hoài nghi là một biểu hiện của trí tuệ vì "đại nghi tức đại ngộ".
Tứ vô lượng tâm: Bốn pháp thiền phát triển tâm từ bi hỷ xả
Kiến thức 09:15 08/11/2024Từ bi hỷ xả là những phẩm chất quan trọng của tâm Phật vốn có sẵn trong ta, tu tập, khơi dậy, phát triển tâm tứ vô lượng tâm là sống với tâm Phật, hoàn toàn thuận hướng giác ngộ giải thoát.
Xem thêm