Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/02/2023, 15:05 PM

Cả đời niệm Phật, khi ra đi hào quang sáng cả vùng

Ông thường đọc kinh sám, nhận thấy đời người ngắn ngủi giả tạm, kiếp sống vô thường, có sinh tất có diệt, nếu không sớm tỉnh thức tu hành, thì tử thần đến phải gánh lấy khổ đau và tiếp nối tử sinh theo bánh xe luân hồi vô cùng vô tận.

Audio

Ông Nguyễn Văn Hai (1875 - 1973). còn gọi là ông Hai Núi Cấm, quê ở Bình Hòa 1, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Ông Hai lập gia đình, sinh sáu người con, đều là gái cả. Ông có đức tính điềm đạm, chân thật và thích giúp người.

Khi 62 tuổi, bà Hai qua đời. Ông thường đọc kinh sám, nhận thấy đời người ngắn ngủi giả tạm, kiếp sống vô thường, có sinh tất có diệt, nếu không sớm tỉnh thức tu hành, thì tử thần đến phải gánh lấy khổ đau và tiếp nối tử sinh theo bánh xe luân hồi vô cùng vô tận. Do đó, ông quyết định dọn vào núi Thiên Cẩm Sơn một bề lo phần tu niệm.

Suốt thời gian sống ở núi Cấm 29 năm trời đăng đẳng, ông Hai chuyên tu Tịnh Nghiệp, sớm tối lễ Phật, trì niệm sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật !", thiết tha cầu sanh Cực Lạc.

Khi ngồi niệm an nhàn, lúc nghiên tầm kinh kệ. Nếu có ai viếng núi mà không biết đường, ông phát tâm dẫn hộ. Ngoài ra, ông Hai còn có một đức tính rất đặc biệt, là ông không hề tìm nói những lỗi của người, mà lúc nào cũng xét sửa lỗi mình, nên ai ai cũng đều kính mến.

Bà ngoại vãng sinh Cực Lạc, báo mộng cho cháu gái

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngày qua ngày mau chóng, khi ông Hai 91 tuổi, các con xin ông trở về Cái Dầu để tiện bề chăm sóc. Bởi tuổi già sức yếu, thường sinh bệnh hoạn, ông cũng tự thấy mình ở núi non đơn chiếc khó khăn nên ông về Bình Long, ở nhà người con gái thứ hai vì cô này cũng trường chay niệm Phật.

Năm 94 tuổi, ông thấy trong người yếu dần, có lẽ thấy mình sắp sửa bỏ xác nên một hôm, cháu của ông là cô Trịnh Thị Liễu đến thăm và cũng có đủ mặt các con của mình, ông nghiêm nghị nói:

- Cháu Liễu à! Hôm nay có đủ mặt các cô của con đây. Ông Hai hỏi con nè! Con có thương ông Hai không?

Cô trả lời:

- Dạ! Thương!

Ông nói tiếp:

- Ờ! Nếu thương thì y lời dặn của ông. Bây giờ, ông còn bình tĩnh sáng suốt lời nói của ông là chân thật ngữ. Các con cháu đã biết chí nguyện của ông, đó là: sống thì giữ giới tu hành; chết thì vãng sanh Cực Lạc. Chứ không có con đường nào khác cả.

Nếu lỡ khi nào bệnh nhiều, ai xúi dùng đồ mặn, dù đó là thuốc tiên con cũng khuyên mấy cô của con đừng cho ông uống nữa nghe con! Còn nếu lúc ông lỡ mê không biết, mà con cháu đổ đồ mặn thì khi biết được, ông cũng tự tử mà chết.

Còn nếu nghiệp quá nặng nề mà ông đòi ăn bậy bạ thì các con cháu cứ chôn sống ông đi! Chứ đừng chiều theo. Vì đó là ma nói chứ không phải ông nói, lời nói đó là tà ngữ chứ không phải là chánh ngữ nghe con!

Ông sợ các con ông thương cha trong tình thương mê muội thế gian mà phá hoại trai giới của mình. Mà các con cũng phải trả quả sau này.

Đến ngày 14 tháng 06 năm 1973, ông kêu các con cháu lại rồi dặn dò hậu sự, khuyên nhắc tu hành.

Tới khuya, khoảng 3 giờ ông bảo cô Hai dâng hương đều các ngôi thờ, rồi đưa cho ông 3 cây hương và 1 cây đèn cầy, còn các con cháu thì mỗi người 1 cây hương, cùng nhau đồng thanh niệm Phật.

Niệm được một lúc, ông Hai niệm lớn "Nam Mô A Di Đà Phật", mỗi niệm ông xá một xá, niệm 3 lần, xá 3 xá rồi qua đời.

Ông hưởng thọ 94 tuổi, nhằm ngày 15 tháng 6 năm 1973.

Lúc đó, các nhà lân cận cũng thức sớm làm bánh để đi chợ bán. Họ thấy ánh sáng lạ, không biết điềm gì, chạy ra xem thì thấy áng sáng từ hướng Tây bay đến nhà ông Hai.

Họ vô nhà thì thấy ông Hai vừa tắt thở nên đồng quỳ xuống đảnh lễ ông. Bấy giờ cô Hai, người con lớn của ông cản lại nói:

- “Xin bà con đến lạy Phật! Chứ đừng lạy cha tôi! Cha tôi xác phàm, quý vị lạy tổn đức cha tôi, tội nghiệp!”

Họ bèn nói:

- “Không đâu! Ông Hai đắc đạo rồi, xin cô cho chúng tôi lạy để gieo duyên với ông!”

Cô Hai hỏi:

- “Sao quý vị biết cha tôi đắc đạo?”

Họ đáp:

- “Còn gì nữa mà không đắc đạo! Khi ông Hai mất, hào quang hiện sáng cả vùng. Chúng tôi thấy vậy mà không biết điềm gì, cùng nhau chạy lại đây mới hay ông Hai mất đó!”

Trích sách "Chuyện Vãng Sanh" Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện kể về thần chú

Tư liệu 07:04 26/04/2024

Chuyện kể răng thuở xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc trên một đỉnh núi ở Tây Tạng suốt ngày, ngồi dùng cơm ra, bà lão luôn lẩm nhẩm câu thần chú Lục tự đại minh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Quỷ thần cây tì bà cũng vãng sanh

Tư liệu 16:00 25/04/2024

Muốn xây nhà mới thì cần phải đốn bỏ cây tì bà cổ thụ, nếu không xe không vào được, có bốn cây cổ thụ cần phải đốn bỏ. Chúng tôi y theo qui luật, trước đó ba ngày thì đọc Kinh, niệm Chú, cúng dường, đề nghị họ dọn đi.

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Tư liệu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Xem thêm