Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 06/05/2020, 06:26 AM

Các bậc cao tăng nhìn nhận việc chuyển quả báo như thế nào?

Trước khi Đại Sư Huyền Trang thị tịch, ngài bị trượt chân té ngã, sau đó bị bệnh phải nằm lâu ngày trên giường, ngài nói: “Tất cả những phiền não và ác nghiệp của tôi từ vô thủy đến nay, đều nhờ đức của cơn bệnh nhẹ này mà tiêu trừ hết. Vì vậy tôi rất mừng”.

Hiểu biết về duyên khởi và nhân quả

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta ít nhiều có lúc băn khoăn với câu hỏi: Tại sao cuộc sống có những kẻ sống bằng việc lừa đảo, bất chính mà vẫn giàu có, yên ổn tới cuối đời; trong khi có những người chăm chỉ niệm Phật mà vẫn không tránh được tai ương? Tuy nhiên, dưới sự lý giải của các bậc cao tăng, việc chuyển quả báo là những biến trạng khổ vui, do sức tu thiện hay làm ác của đương nhân mà thành. Biến trạng này là sự dồn dập để chuyển đổi những quả báo sắp đến. Với những người chí tâm tu hành, nhưng lại thường gặp những việc thất bại, đau yếu, tai nạn, mang tiếng thị phi thì theo tiên đức, đó là do sức tu thiện, khiến cho chuyển quả báo nặng ác đạo ở đời sau, thành ra quả báo nhẹ trong hiện tại, để kẻ ấy khi mạng chung sẽ hưởng phúc nhân thiên, hay sinh về Phật quốc. Và đây gọi là trạng thái dồn nghiệp.

Lại có người làm đủ những điều ác, song đời sống hiện tại càng thêm an ổn vinh quang. Trong đây có hai nguyên nhân: Một là do túc phước của họ quá nhiều, tuy có phần tổn giảm bởi làm ác, nhưng dư phước hãy còn. Hai là do thế lực của nghiệp ác quá mạnh, khiến cho bao nhiêu phước đời này và đời trước đều phát hiện cho kẻ ấy hưởng, để rồi sẽ chịu quả báo ác đạo ở kiếp sau. Sự kiện Chuyển báo nơi đây, chính thuộc về trường hợp thứ hai này. Nói theo các cụ bình dân ta, đây gọi là trạng thái “dồn phước”.

Một người phạm tội bị luật pháp trừng phạt, còn đối với luật nhân quả thì thế nào?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhiều người không hiểu lẽ này, nên khi gắng tu mà gặp việc không may, vội sinh tâm sợ sự niệm Phật tụng kinh, hoặc thoái chí bảo: càng tu nhiều càng có lắm việc phiền phức, rồi lần lần đi đến sự giải đãi. Xin đem một thí dụ để trần thích: như người có bệnh phong hay ban, uống thuốc vào chất độc bị giải tán, làm cho nước tiểu vàng hoặc cả mình nổi mẩn đỏ, đó là trạng thái bệnh sắp lành. Việc ấy nên đáng mừng hay là lo sợ? Kẻ tu hành cũng thế, do công đức tụng kinh niệm Phật, khiến cho nghiệp chướng phát hiện để tiêu trừ. Nếu có chút ảnh hưởng khổ báo, trong mười phần ta chỉ còn chịu đôi ba phần, cho nên hành giả đừng lấy việc đó làm nản chí.

Đời nhà Thanh, vào niên hiệu Thuận Trị năm thứ nhất (1644) vùng An Huy, huyện Thanh Dương, nhà Ngô Lục Phòng có người giúp việc tên là Ngô Mao, thường giữ năm giới, làm nhiều việc thiện, niệm Phật không gián đoạn. Gặp lúc Tả Lương Ngọc đưa quân vượt Trường giang, cả nhà Ngô Lục Phòng đều phải đi lánh nạn, chỉ để lại một mình Ngô Mao thay chủ giữ nhà, rốt lại bị quân giặc bắt gặp đâm vào người 7 nhát mà chết. Vừa khi ấy có người em của Ngô Mao đến, Ngô Mao chợt tỉnh lại nói với em: “Anh đời trước tạo nhiều tội nghiệp, lẽ ra phải thọ sinh làm thân lợn trong 7 kiếp. Nay nhờ công đức trì giới niệm Phật nên chịu 7 nhát dao đâm mà giải trừ hết sạch oan nghiệp đời trước. Từ nay anh được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc.”

Chịu 7 nhát dao đâm thay đổi được 7 kiếp làm thân lợn, đó gọi là nghiệp báo nặng mà thọ báo nhẹ, dứt được tội đời trước. Nhờ công đức niệm Phật mà được vãng sinh, đó gọi là chuyển đổi thân phàm phu nhập vào dòng thánh, do nền tảng tu tập chân chính mà được hưởng quả siêu việt.

Cứ theo việc ông Ngô Mao, kẻ không biết cho là tu hành mang họa. Nhưng chỉ chịu bảy vết thương trả xong bảy kiếp làm heo, để rồi được sinh về Cực Lạc; nếu so lại thì việc tu hành đâu phải luống uổng, và công đức niệm Phật chính thật không thể nghĩ bàn! Nhưng tu hành không phải mỗi người đều bị chuyển-báo, nếu kẻ có căn lành từ kiếp trước thì càng tu càng được an vui. Hành giả đừng in trí theo một phương diện trên mà sinh lòng e ngại.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể thấy nhiều chư vị cao tăng gặp tai nạn hay bệnh nặng. Lục tổ Huệ Năng khi còn tại thế đã có người muốn sát hại ngài, sau khi ngài viên tịch còn có người muốn chặt đầu ngài để mang về nhà thờ cúng. Còn Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi đến Trung Hoa, ngài bị đầu độc và ám hại sáu lần.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

Trước khi Đại Sư Huyền Trang thị tịch, ngài bị trượt chân té ngã, sau đó bị bệnh phải nằm lâu ngày trên giường, ngài nói: “Tất cả những phiền não và ác nghiệp của tôi từ vô thủy đến nay, đều nhờ đức của cơn bệnh nhẹ này mà tiêu trừ hết. Vì vậy tôi rất mừng”.

Luận Sư Giới Hiền, một vị Tăng tài đức nổi danh, lúc tuổi già bị bệnh nặng và bị hành hạ đau đớn đến muốn tự tử. Sau đó ngài mơ thấy ba vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm khuyên bảo: “Con trước kia từng là một vị quốc vương gây nhiều khốn khổ cho chúng sinh, cho nên nay phải chịu quả báo này. Nhờ phúc tu nên những tội thay vì phải chịu phạt ở địa ngục được chuyển thành cơn bệnh đau này. Con ráng chịu đựng ba năm nữa, sẽ có sư Huyền Trang đi thỉnh kinh đến đây thọ học với con. Con hãy thành tâm sám hối, kiên nhẫn chịu đựng đau khổ và tinh tấn xiển dương Kinh luận, thì nghiệp chướng của con sẽ tự nhiên được tiêu trừ.”

Một bậc cao tăng từng dạy có thể nói định nghiệp của người tu khó chuyển đổi, nhưng hãy hiểu rằng người đó đang trả nghiệp hoặc chuyển trả báo nặng thành nhẹ. Nhìn về mặt sự tướng thì thấy nhiều người có tu hành mới gặp nhiều khổ nạn, trắc trở. Đúng ra đây chính là công đức tu hành của bản thân họ đã giúp họ trả nghiệp nhanh, giải quyết mọi tội báo trong một lần, ngay trong một đời này.

(Lược trích ấn phẩm: “Báo Ứng Hiện Đời 3”

Tác giả: Quả Khanh

Biên dịch: Hạnh Đoan)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Ăn chay hồi hướng cho cha mẹ được khỏi bệnh

Tư liệu 12:20 28/10/2024

Thái Phúc là một nông dân sống Trong thị trấn Tân Trang, Đài Bắc, Đài Loan. Cha của anh tên là Thái Qua Tử, bị bệnh hen suyễn đã lâu, mỗi khi đến mùa đông, tiết trời se lạnh, bệnh cũ bắt đầu hành hạ, nhiều khi dường như đứt hơi.

Hành thiện sâu dày thoát nạn động đất

Tư liệu 10:50 28/10/2024

Sau khi được cứu sống ông Tường mới biết toàn bộ tòa nhà nơi mình sinh sống đều bị vùi lấp trong đống gạch ngói, duy chỉ có một góc phòng khách của ông có khe hở, còn những gian phòng khác trong nhà ông đều bị san thành bình địa giống như cả tòa nhà.

Xem thêm