Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/06/2024, 16:00 PM

Các Pháp đều vô ngã, vậy “ai” đang tu học?

Nếu tất cả các pháp đều vô ngã, vậy mình lấy gì để tu học? Có ai đã từng tự hỏi lại mình điều này bao giờ chưa?

Vô ngã là sự thật mà đạo Phật đưa ra. Có một số tôn giáo khác cũng nói về "tinh thần vô ngã" nhưng dưới một cách nói khác, góc nhìn khác, hiểu theo nghĩa khác, cái đặc biệt của Đạo Phật là nói rất rõ về vô ngã như một sự thật.

Khi Đức Phật thành đạo dưới cây Bồ đề, Ngài đã thấy rõ "người thợ làm nhà", người đã gây ra luân hồi sinh tử cho mỗi chúng sinh qua không biết bao nhiêu kiếp sống, và Ngài đã đặc biệt nhấn mạnh, rằng "tất cả các pháp đều vô ngã". Nếu tất cả các pháp đều vô ngã, vậy mình lấy gì để tu học? Có ai đã từng tự hỏi lại mình điều này bao giờ chưa?

Ứng dụng lý vô ngã vào cuộc sống

00

Pháp môn tu học đơn giản nhất của Đạo Phật là niệm Phật cũng để buông bản ngã xuống để còn lại Phật thôi, nhưng vì sợ các Phật Tử cứ đem "bản ngã" ra niệm, cứ cầu xin để được hết khổ, để được lên cõi hạnh phúc an lạc nào đó, nên có vị thiền sư đã đưa ra một công án rất hay, đó là "Ai niệm Phật?", khi niệm Phật mà vẫn còn "Ta niệm Phật" thì còn chưa đúng.

Theo Thầy công án trên có thể triển khai cho tất cả các pháp môn khác, chúng ta nên tự đặt câu hỏi "Ai giữ giới?", "Ai tinh tấn?", "Ai nhẫn nại?", v.v. Nếu không tự thông suốt công án này thì vẫn còn đem bản ngã ra tu học, tức là đang biến "tiểu ngã" thành "đại ngã", đang rèn luyện "cái Ta bé nhỏ yếu đuối" thành "cái ta mạnh mẽ, tốt đẹp, trí tuệ". Đó chính là đang học theo Bà-la-môn chứ không phải tu học theo Đạo Phật.

Mỗi người vẫn cần tự soi sáng lại chính mình, xem toàn bộ sự tinh tấn của mình là bản ngã, hay xuất phát từ cái gì? Cách mình đang tu học có thể hiện tinh thần vô ngã hay không, hay vẫn là đem bản ngã ra tu?

Có người nghe Thầy chia sẻ nói rằng pháp của Thầy quá thấp, đáng nhẽ người tu phải tinh tấn ngày đêm may ra mới thành Phật được, chứ còn chỉ trở về sáng suốt định tĩnh trong lành như mình đang là trong hoạt động hàng ngày thôi là xong thì quá dễ, mà chẳng được ích lợi cái gì cả.

Một số người khác lại nói rằng pháp của Thầy chia sẻ quá cao, chỉ cần buông xuống hết thì ngay tại và bây giờ đã là Niết-Bàn vì có mấy ai có thể ngay lập tức buông xuống hết như vậy được.

Thầy không nói "cao" hay "thấp" mà chỉ nói sự thật, rằng chỉ cần trở lại trọn vẹn với chính mình, vì ngay nơi chính mình tất cả đã đầy đủ rồi, không cần thêm bớt gì cả. Cái muốn thêm bớt chính là "bản ngã", khi không còn ảo tưởng về bản ngã thì ngay đó đã là Niết-Bàn dù thân còn đang đau vì bệnh tật, chứ không phải cần thân phải hết bệnh, phải khỏe mạnh hoàn hảo mới là Niết Bàn.

Cho nên mới nói không cần thay đổi trạng thái, hay điều kiện, mà chỉ cần thay đổi thái độ. Hiện trạng của mỗi người như thế nào không quan trọng, nếu thái độ tâm là vô ngã thì đó chính là Niết-Bàn. Chánh niệm là trở về trọn vẹn với hiện trạng đang là, tỉnh giác là thấy hiện trạng ấy với tâm không còn tham-không còn sân-không còn si.

Có vị Tì kheo đang bệnh nặng gần chết, Đức Phật đến khai thị mấy câu thì vị Tì kheo liền đắc quả A-la-hán rồi chết luôn. Tại sao Đức Phật vốn thần thông quảng đại, ngay tại chỗ Ngài ở không làm phép cho vị Tì Kheo ấy hết bệnh, mà phải đi một quãng đường xa tới gặp trực tiếp người bệnh, khi đến nơi cũng không giúp làm cho ông ấy hết bệnh mà chỉ khai thị cho ông ấy thấy ra sự thật rồi chết. Vậy A-la-hán là gì mà cần phải làm như vậy? A-la-hán chỉ là thấy ra sự thật nên chấm dứt toàn bộ ảo tưởng về bản ngã, ngay đó chấm dứt hoàn toàn luân hồi sinh tử và phiền não khổ đau, và đó mới chính là mục tiêu của Đạo Phật, mới chính là Niết-Bàn. Trong kinh có rất nhiều trường hợp như vậy.

Cho nên chúng ta đừng nghĩ tu học là để thân không bệnh, để tâm được hoàn toàn lặng yên, mọi thứ đều được tốt đẹp và hỷ lạc như ý muốn của mình. Nếu chỉ muốn như vậy thì còn xa mới chạm đến "sinh tử đại sự". 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Các Pháp đều vô ngã, vậy “ai” đang tu học?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:00 15/06/2024

Nếu tất cả các pháp đều vô ngã, vậy mình lấy gì để tu học? Có ai đã từng tự hỏi lại mình điều này bao giờ chưa?

Tỉnh thức là thế đó con!

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 19:30 13/06/2024

Hỏi: Đức Phật là người tỉnh thức, nhưng con không hiểu Phật tỉnh thức những gì? Ngài tu theo Thiền Tịnh hay Mật hay tu cách nào để tỉnh thức?

Buồn ơi, chào nhé!

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:22 09/06/2024

Khi đang buồn, không nên có thái độ trốn tránh, cũng không nên xen cái Ta vào phán xét hay giải quyết gì cả. Cứ trọn vẹn với nỗi buồn như nó đang là thì nỗi buồn sẽ nhanh chóng qua đi mà không để lại một dấu vết nào. Cũng không có hạt giống bất thiện nào bị gieo vào vô thức cả. 

Phải làm gì khi buồn khổ đến từ gia đình?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:45 09/06/2024

Hỏi: Xin cho con hỏi, giờ con phải làm gì, vì gia đình luôn làm cho con cảm thấy buồn và chán nản.

Xem thêm