Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/07/2020, 08:56 AM

Cách cúng thí thực để có được nhiều lợi ích và phước báu

Cúng thí thực là Pháp thí nuôi dưỡng và khơi dậy tình thần hiếu đạo, cứu khổ của đạo Phật đối với chúng sinh. Đây cũng chính cũng chính là nét đẹp nhân văn mà giáo lý Phật Đà đem lại cho chúng ta, cho cuộc đời này.

Cúng thí thực là gì?

Thí thực được hiểu là bố thí, là nghi lễ bố thí thông qua việc thờ cúng. Cúng thí thực được xuất phát từ quan niệm cho rằng những người bị chết đường, chết chợ do tai nạn bất ngờ, chết oan, chết trẻ...

 Mục đích của đàn lễ cúng thí thực?

Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Ở chùa chiều nào chư Tăng cũng cúng thí thực. Và thí thực là một nghi thức, một thời khóa của chùa”. Đại đức cũng kể câu chuyện về một chú tiểu khi cúng thí thực, do chú tiểu mải nghĩ đến việc đi tìm chìa khóa bị mất, không chú tâm vào cúng lễ nên các vong linh không thọ thực được gì. Qua câu chuyện, chúng ta biết rằng nếu người chủ lễ không thành tâm, nhất tâm khi hành lễ thì các chúng vong linh, ngạ quỷ không thọ nhận được vật phẩm mà ta dâng cúng và cũng không thoát được cảnh đói khổ.

Nghi thức cúng thí thực trong Phật giáo

Cúng thí thực có đúng lời Phật dạy không?

Trong kinh Tế Đàn, Đức Phật tán thán các đàn lễ không có sự sát sinh, không có trâu, bò bị giết; tức là có bố thí... Với những đàn lễ thanh tịnh như vậy, các bậc A-la-hán và những vị đang đi trên con đường hướng đến A-la-hán sẽ đến. Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Việc cúng thí thực là đúng như Pháp, như kinh Phật dạy để cho chúng sinh trong cõi giới vô hình gọi là cõi cô hồn ngạ quỷ được thọ hưởng vật thực”.

Trong bài kinh Cúng Linh – Tăng Chi Bộ IV, chương 10, phẩm Jànussoni Đức Phật dạy: “…Này Bà la môn, người nào sau khi thân hoại mạng chung, sinh vào cõi ngạ quỷ. Vị ấy được nuôi sống và tồn tại với các món ăn tại đấy. Món ăn nào, các bạn bè, thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống muốn hướng cúng cho vị ấy; tại đấy, vị ấy sống với món ăn đó, tồn tại với món ăn đó…”. Như vậy việc cúng thí thực cho các vong linh trong cõi Ngạ Quỷ là đúng chính Pháp, đúng với lời Đức Phật đã dạy.

Ngoài ra, trong buổi lễ cúng thí thực, chư Tăng cũng tụng đọc những bài kinh Phật để giúp cho các vong linh được giác ngộ nhờ đó được thoát khỏi những cảnh giới khổ đau. Đúng như bài “Ngạ Quỷ Nghe Kinh” có dạy:

“Này Piyankara

Chớ có sinh tiếng động

Vị Tỳ-kheo đang tụng

Những lời về Pháp cú

Nếu chúng ta biết được

Học được Pháp cú này

Rồi như Pháp hành trì

Chúng ta được lợi ích

Không sát hại sinh vật

Không cố ý nói láo

Tự học tập giới luật

Chúng ta thoát ngạ quỷ.”

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 10, phần Priyankara)

Đàn lễ cúng thí thực tại gia

Đàn lễ cúng thí thực tại gia

Ý nghĩa siêu độ, bạt độ trong nghi thức Mông Sơn thí thực

Lợi ích của Phật tử khi tham dự đàn lễ cúng thí thực

Chúng ta biết được cúng thí thực là việc làm đúng theo lời Phật dạy. Vậy nên việc lập đàn hoặc tham gia đàn cúng thí thực tại chùa là cơ hội rất tốt để chúng ta được phát tâm bố thí, hướng thiện và thể hiện lòng từ bi với chúng sinh. Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng chia sẻ: “Những ngày tu tập của Phật tử, các Thầy lập đàn lớn để các Phật tử đều được tham dự; phát khởi tâm tùy hỷ với đàn cúng thí. Mặc dù có thể mình không có vật thực cúng nhưng mình khởi tâm tùy hỷ với mọi người, với chư Tăng mình cũng được phước báu của sự tùy hỷ. Nếu chính thân nhân vong linh nhà mình có mặt ở đó, họ cũng hoan hỷ, khi thấy con cháu đến cúng cho mình. Thứ nữa là các Phật tử tăng thêm được phước báu từ tâm tùy hỷ, khi tham dự đàn cúng thí thì sau này khi mình gặp khó khăn, mình cũng có thể được người giúp đỡ, khi mình đói khổ cũng sẽ có người cho mình”.

Như chúng ta đã biết tùy hỷ công đức là một trong mười nguyện lớn của Đức Phổ Hiền Bồ Tát mà người con Phật đang thực hành để công đức và phước báu được tăng trưởng. Vậy nên việc tùy hỷ khi tham dự đàn lễ cúng thí thực là điều nên làm và xứng đáng được tán thán.

Chư Tăng, Ni cùng các Phật tử trong đàn lễ cúng thí tại sân Chính điện chùa Ba Vàng

Chư Tăng, Ni cùng các Phật tử trong đàn lễ cúng thí tại sân Chính điện chùa Ba Vàng

Phóng sinh để tái tạo hệ sinh thái

Phật tử tại gia cúng thí thực tại nhà thế nào?

Hiện nay, với công nghệ 4.0 khắp các trang mạng Internet chúng ta dễ dàng tìm kiếm được nhiều bài hướng dẫn cúng thí thực. Tuy nhiên những hướng dẫn trong bài cúng đó chưa hẳn là những nguồn tư liệu đúng Pháp. Nhiều khi trong bài cúng còn hướng dẫn giết hại sinh mạng chúng sinh để cúng tế.

Y giáo theo lời Phật dạy, Đại đức Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba Vàng đã hướng dẫn các gia đình chuẩn bị đồ lễ và cách sắp lễ như sau:

Trà: Pha nước trà có hương thơm.

Thực: Mâm cơm chay: Các đồ thức ăn từ rau củ quả, không có thịt của chúng sinh. Sữa tươi hoặc nước cơm. Hoa, quả, bánh, kẹo, nước, sữa, cháo, gạo, muối. (mỗi loại không cần số lượng nhiều)

Cách sắp lễ: Bày lễ trên chiếc bàn, cắm hương vào cùng chỗ cắm hoa.

Lưu ý rằng:

– Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

– Khi làm lễ không kiêng kỵ ngày giờ, tháng, năm và tuổi. Do gia đình bố trí công việc mà sắp xếp thời gian phù hợp để làm lễ cúng thí thực và phóng sinh tại nhà.

Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

Ngày nay cuộc sống vội vã, chúng ta thường chạy đuổi theo những giá trị vật chất, dễ dàng quên đi những ân nghĩa đối với quyến thuộc đã qua đời. Có những chúng sinh bị đọa lạc vào cảnh giới khổ đau, có thể họ đã từng là cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc của chúng ta nhiều đời nhiều kiếp, họ đáng được báo ân và thọ nhận sự bố thí cúng dường. Vậy nên cúng thí thực là việc làm đem lại lợi ích cho cả người hiến cúng và người được thọ nhận.

Đặc biệt, nghi thức này còn là Pháp thí nuôi dưỡng và khơi dậy tình thần hiếu đạo, cứu khổ của đạo Phật đối với chúng sinh. Đây cũng chính cũng chính là nét đẹp nhân văn mà giáo lý Phật Đà đem lại cho chúng ta, cho cuộc đời này. Mong rằng, qua bài viết này, quý Phật tử sẽ hiểu hơn về ý nghĩa, mục đích của đàn cúng thí thực; từ đó phát khởi niềm tin, sự hoan hỷ trong những lần tham dự và tổ chức đàn lễ tại nhà.

>Xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm