Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/03/2015, 14:59 PM

Cách hành xử của những người tu tập

Sáng ngày 20/01/Ất Mùi (10/03/2015), chùa Lộc Thọ đã đón nhận hơn 200 phật tử về tham dự khóa tu Bát Quan trai và niệm Phật đầu năm Ất Mùi. Thượng tọa Thích Tâm Ân, trụ trì chùa Phổ Tịnh (Tp.Nha Trang) đã truyền trao Giới pháp cho các hành giả tham dự khóa tu. 

 
 
Thượng tọa giới sư đã hướng dẫn đại chúng khóa lễ sám hối cho ba nghiệp được thanh tịnh trước khi chính thức truyền trao 8 giới. Thượng tọa sách tấn: “Giả sử có người nào phát tâm dùng y phục, ẩm thực, thuốc men, giường nằm cúng dường cho chúng sanh trong khắp bốn phương, như vậy cho đến cả trăm năm trường kỳ cúng dường, công đức người này tất nhiên không thể nghĩ bàn. Nhưng cho dù công đức có nhiều đến đâu đi nữa, cũng không bằng công đức thọ trì Bát Quan Trai Giới trong vỏn vẹn một ngày đêm”. Cho nên các giới tử cần phải lãnh thọ và giữ gìn để công đức thọ Bát quan trai được tròn đầy rốt ráo.

 
Trong chương trình pháp thoại, BTC đã cung thỉnh TT.Thích Viên Trí, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM, trụ trì chùa Từ Mãn, huyện Củ Chi, Tp.HCM về thuyết giảng. Với đề tài: “Cách hành xử của những người tu tập”. thông qua những câu chuyện kể của thầy, đại chúng đã hiểu được: Người tu cần phải xem lại nội tâm, tu là sửa thân-lời-ý. Nhìn vào cách hành xử của một người, chúng ta có thể đoán biết người đó có tu hay không. Người tu cần tập cho mình 4 đức hạnh:

1.Phải biết quan tâm đến mọi người, trước là những người trong gia đình mình sau đó đến những người láng giềng, những người bạn đạo và tất cả chúng sanh.

2.Phải biết tha thứ vì không ai là không mắc phải sai lầm, sai lầm là bản chất của cuộc sống. Khi có lỗi mình muốn được mọi người tha thứ thì tại sao lại khắt khe với người khác.
 
3.Phải chuyển hóa tâm sân hận, làm chủ được cơn sân giận.

Kinh Tương ưng ghi lại rằng sau khi trực tiếp nghe pháp và tu tập dưới sự giảng dạy của đức Phật, Bà-la-môn nữ Bhannanjani thật sự kính ngưỡng Ngài và thường ca ngợi Ngài trong các hội chúng Bà-la-môn. Việc làm ấy đã khiến cho  một bậc trí giả ngoại đạo là Bà-la-môn Bhadavada ganh tỵ, tức tối. Bhadavada mắng nhiếc bà Bhannanjani là ti tiện, ngu dốt vì buông lời tán thán lão Sa-môn đầu trọc Gotama (Cù-đàm) và tuyên bố sẽ luận phá đạo sư của bà. Để thỏa mãn cơn bực tức ấy, Bà-la-môn Bhadavada đến gặp Đức Phật và vặn hỏi Ngài rằng: “Giết vật gì được lạc, giết vật gì không sầu. Có chăng một pháp gì, Ngài tán đồng giết hại! Thưa Tôn giả Gotama”. Thay vì phải đón nhận sự phản hồi tiêu cực theo cách thường tình của một người bị đụng chạm tự ái, xúc phạm tự ngã, Bà-la-môn Bhadavada lại được Đức Phật vui vẻ trả lời: “Giết phẫn nộ được lạc, giết phẫn nộ không sầu! Pháp ấy bậc hiền thánh, tán đồng sự giết hại; giết pháp ấy không sầu”. Cung cách truyền giáo đầy trí tuệ và hòa nhã ấy đã khiến Bà-la-môn ngạc nhiên, thán phục, khởi lòng ngưỡng mộ và phát tâm xin làm đệ tử tại gia của đức Phật 

4. Phải có lòng từ bi như câu chuyện của Ngài Xá-lợi-phất: Có một vị tỳ kheo trẻ do sanh tâm ganh tỵ nên bạch với Phật rằng Xá-lợi-phất đã xô vị ấy té ngã nhưng không đỡ dậy cũng không xin lỗi. Khi Phật hỏi, thầy Xá-lợi-phất trả lời: Thưa Thế tôn, con xin sống hạnh như đất từ khi con gặp được Ngài, đất không lên tiếng phản đối cho dù người ta đổ lên ấy các chất thơm tho hoặc hôi thối. Tâm con vẫn an tịnh trước mọi hoàn cảnh thưa Thế tôn.
 
 
Để kết thúc bài pháp, Thượng tọa giảng sư đã nhấn mạnh: Phật-chúng sanh-Thánh chỉ khác nhau ở cách hành xử của mình. Mọi việc tùy thuộc vào nghiệp lực, vào thân-khẩu-ý. Hãy cẩn trọng khi suy nghĩ vì suy nghĩ sẽ sanh ra lời nói. 

Hãy cẩn trọng về lời nói vì lời nói sẽ sanh ra hành động.

Hãy cẩn trọng về hành động vì hành động sẽ sanh ra thói quen.

Hãy cẩn trọng với thói quen vì thói quen sẽ hình thành nhân cách và nghiệp lực quyết định tái sanh của chúng ta sau này.
 
Bài pháp của Thượng tọa giới sư tuy mộc mạc, bình dị song lại thâm thúy chân thành như được lưu xuất từ một phẩm hạnh tinh sạch, một nội tâm có bề dày công phu tu tập đã giúp cho chúng con hiểu được mình phải tinh tấn thực hành 4 đức hạnh để trong bước đường tu nhân học đạo được thăng hoa.

Quảng Ấn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm