Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 18/12/2023, 14:30 PM

Cách làm việc phúc cho người mất

Cái yếu điểm của việc phúc, phải lấy hạnh bố thí làm gốc; hoặc đem di sản của người chết thì tốt hơn hết, nếu không thì lấy của cải của bà con bạn bè mà giúp vào cũng được, để làm việc phúc đức; thì người chết chắc chắn được ích lợi.

Như trong kinh vô thường đã nói: "Nếu như sau khi tính mạng đã lâm chung, thì nên lấy y phục mới […] chết, hoặc lấy những vật thụ dụng của kẻ còn sống, chia làm ba phần, vì người chết đó mà cúng dường Phật-đà, Đạt-ma, và Tăng già (Tam bảo); Nhờ đó mà người chết dù cho nghiệp nặng cũng trở thành nhẹ và được công-đức phúc lợi thù-thắng. Không nên đem những y phục tốt đẹp mà mặc cho người chết, để đem đi tống táng. Vì sao? Vì không có lợi ích vậy".

Đấy là cái lệ thường làm ngày xưa bên Ấn Độ, đến như hiện đại, thì nên đem di sản ấy mà đổi lấy tiền tệ, để dùng trang nghiêm Phật tượng, ấn tống kinh điển, cúng dường Tăng già. Và làm những việc như: Tế bần, phóng sinh, hoặc làm việc gì có ích cho xã hội.

Người mất sẽ đi về đâu? Liệu có cách nào để vong linh được siêu thoát không?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhờ những công đức làm việc phúc đó, thì người chết dù đọa vào ngạ quỷ, cũng được hưởng rất nhiều lợi ích. Trong kinh Ưu-bà-Tắc có nói: "Nếu người cha chết rồi bị đọa vào trong Ngạ quỷ, mà người con vì họ làm những việc phúc đức, nên biết người cha liền được hưởng thọ. Nếu được sinh lên trời, thì họ không nghĩ đến vật dụng trong cõi người nữa sao?

Vì trên cõi trời đã được đầy đủ bảo vật thù thắng vậy. Nếu phải đọa vào Địa ngục, thì thân họ phải chịu bao nhiêu khổ não, cũng không được rảnh rang để nhớ nghĩ, vậy nên không được hưởng thọ. Đọa vào súc sinh, nên biết cũng như thế. Nếu hỏi tại sao ở trong ngạ-quỷ liền được hưởng thọ lợi ích; thi vì người ấy sẵn có lòng tham lam bỏn sẻn, cho nên phải đọa vào Ngạ quỷ. Những khi đã làm Ngạ-quỷ, thường hay hối hận tội lỗi ngày trước, suy nghĩ muốn được lợi ích, bởi thế cho nên được hưởng".

Đấy là nói rõ chỗ lợi của quỷ thú, còn đối với công phu làm việc phúc thật không luống uổng; vì không những kể chết được hưởng, mà bà con hiện tại cũng chung phần được hưởng. Như trong kinh nói: "Nếu như kẻ chết đã thác sinh vào các đạo khác, nhưng còn bao nhiêu bà con còn đọa trong Ngạ quỷ ; nếu có làm việc phúc, tức thì cũng đều được lợi ích. Vậy nên, người có trí, nên vì ngạ quỷ mà siêng năng làm công việc công đức".

Trong khi lấy di sản của kẻ chết mà làm việc phúc đức, để cứu độ cho họ; trước hết phải xét rõ người ấy lúc còn sống, tính họ có bỏn sẻn hay không. Nếu lúc sốn còn, tính họ hay bỏn sẻn, thì khi thấy được bà con đem di sản mà làm Phật sự hay bố thí, tất họ thấy vật dụng của họ bấy giờ thành sở hữu của kẻ khác, liền sinh lòng giận hờn tiếc nuối. Nhân đó mà khởi lên tà niệm, liền bị nghiệp lực dắt vào ác đạo. Cho nên thiện tri thức hay là gia quyến của họ phải khai thị cho họ những lời như sau đây.

"Ngươi tên... Nay ta vì ngươi mà đem di sản của ngươi làm Phật sự, hay làm việc phúc đức, làm như thế, tức là đem của cải hữu lậu làm việc vô lậu; nhờ ở công đức này, sẽ được siêu sinh Tịnh-độ. Ngươi phải chăm lòng thành kính niệm Phật A Di Đà cầu Ngài đến cứu độ cho. Đối với di sản cần phải rời bỏ chớ nên bận lòng, phải hoàn toàn không mến tiếc tham đắm đê-tiện mới được. Vì những thế tài (Tài sản thế gian) dù có hoàn toàn để lại cho ngươi, ngươi cũng không thể […] được nữa. Như thế đối với ngươi nó đã thành vô dụng rồi vậy". 

Trích từ Phương Pháp Liễu Sanh Thoát Tử Hay Cứu Độ Trung Ấm Thân. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khéo học sẽ thấy được pháp chân thật

Kiến thức 12:00 08/11/2024

Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa?

Lòng tin là tài sản tối thượng

Kiến thức 10:39 08/11/2024

Trong các thứ tài sản, theo tuệ giác Thế Tôn, thì lòng tin là tối thượng. Quan niệm này kể ra cũng lạ nhưng nếu lắng lòng chiêm nghiệm lời Phật thì trực nhận rằng tài sản chỉ là cái đến sau, là kết quả của lòng tin.

Chính tín

Kiến thức 09:59 08/11/2024

Theo tuệ giác Thế Tôn, đối với mọi quan điểm, tư tưởng nên thận trọng, chớ vội tin, cần hoài nghi và xét lại tất cả. Dù nghi ngờ là một trong những phiền não làm chướng ngại thánh đạo nhưng trong nhận thức, hoài nghi là một biểu hiện của trí tuệ vì "đại nghi tức đại ngộ".

Tứ vô lượng tâm: Bốn pháp thiền phát triển tâm từ bi hỷ xả

Kiến thức 09:15 08/11/2024

Từ bi hỷ xả là những phẩm chất quan trọng của tâm Phật vốn có sẵn trong ta, tu tập, khơi dậy, phát triển tâm tứ vô lượng tâm là sống với tâm Phật, hoàn toàn thuận hướng giác ngộ giải thoát.

Xem thêm