Không cúng chung thất có ảnh hưởng tới vong linh người mất hay không?
Mẹ tôi vừa mất gần đây. Các chị em tôi đều muốn làm lễ cầu siêu đúng chung thất (ngày thứ 49) cho mẹ. Bố tôi lại kiên quyết theo phong tục ở quê làm 100 ngày cho mẹ, (vì theo bố phong tục ở quê không làm 49 ngày mà làm 100 ngày). Liệu có ảnh hưởng gì tới vong linh của mẹ không?
Hỏi:
Mẹ tôi vừa mất gần đây. Các chị em tôi đều muốn làm lễ cầu siêu đúng chung thất (ngày thứ 49) cho mẹ.
Tuy nhiên, bố tôi lại kiên quyết theo phong tục ở quê làm 100 ngày cho mẹ, (vì theo bố phong tục ở quê không làm 49 ngày mà làm 100 ngày). Theo đó, bố sẽ làm lễ cắt tang và hóa đồ tang của mẹ tôi luôn trong ngày này.
Tôi rất buồn và lo lắng việc bố làm như vậy sẽ khiến vong linh của mẹ không được siêu thoát.
Theo quan điểm Phật giáo thì bố tôi làm vậy có hợp lý không? Liệu có ảnh hưởng gì tới vong linh của mẹ không?
Đáp:
Theo quan điểm của Phật giáo, việc một người chết có siêu thoát (sinh về cõi lành) hay không hoàn toàn tùy thuộc vào hạnh nghiệp người ấy đã làm khi còn sống. Nếu lúc sinh tiền người ấy tạo ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện cộng với không làm được phước đức nào thì sau khi chết chắc chắn bị đọa lạc. Ngược lại, lúc còn sinh tiền tạo ba nghiệp thân khẩu ý thiện, siêng năng vun bồi phước đức thì khi chết đi chắc chắn sinh về cõi lành.
Việc thân nhân lo cầu siêu, làm phước hồi hướng cho người thân sau khi họ mất đi chỉ có tác dụng trợ thêm duyên lành cho người chết mà thôi. Đã xác định là trợ duyên, vun bồi thêm phước duyên thiện lành cho người chết, nên việc cầu cúng của thân nhân chỉ mang tính thứ yếu. Còn tác nhân chính yếu để tái sinh về đâu là do hạnh nghiệp của người chết đã tạo khi sinh tiền quyết định. Điều này đúng theo quy luật Nhân quả-Nghiệp báo vốn rất minh bạch, rõ ràng.
Phật giáo Nam tông xác định một người sau khi chết ngay lập tức tái sinh vào lục đạo (trời, người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục) tùy theo hạnh nghiệp (thiện, ác) của mình. Phật giáo Bắc tông cũng xác định tương tự, chỉ có chút khác biệt là đa phần người chết theo nghiệp tái sinh vào “cõi trung gian”, trải qua tối đa là 7 thất (49 ngày) rồi mới chính thức xác định cảnh giới tái sinh trong lục đạo.
Cần lưu ý chữ “tối đa”, nghĩa là tùy theo hạnh nghiệp, nhân quả của mỗi người mà có thể tái sinh vào tuần 1, tuần 2, hay đến tuần 7 chung thất (49 ngày). Do đó, nếu thân nhân có lòng hiếu đạo với người đã khuất, muốn cầu siêu làm phước để hồi hướng cho người chết thì nên làm càng sớm càng tốt. Giả như vào tuần 2 người chết đã tái sinh thì việc cầu cúng to lớn trọng thể vào tuần 7 là đã trễ. Bởi khi đã tái sinh, thân nhân làm phước hồi hướng cho người chết cũng tốt nhưng không tốt bằng trước đó, lúc chưa xác định cảnh giới tái sinh. Ví như, lúc tòa chưa tuyên án thì có thể lo tìm luật sư bào chữa, minh oan còn lúc tòa đã tuyên án rồi thì thân quyến chỉ còn thăm nuôi mà thôi.
Trở lại vấn đề của bạn, sau khi đã hiểu về nhân quả, nghiệp báo và quá trình tái sinh tối đa trong 49 ngày rồi, thì gia đình bạn nên làm lễ cầu siêu, tạo phước hồi hướng cho mẹ càng sớm càng tốt, không nhất thiết phải đợi đến chung thất 49 ngày. Còn việc bố của bạn muốn làm lễ bách nhật (cúng 100 ngày) cho mẹ theo phong tục ở quê thì con cái hãy tùy thuận. Bạn và các anh chị em hãy tổ chức cầu siêu, cúng dường để hồi hướng phước báo cho mẹ trước để mẹ có chút hành trang mà tái sinh. Đây mới là việc làm có ý nghĩa nhất cho người chết. Còn sau đó, các tuần kế tiếp sau (tuần 6, tuần 7 hay bách nhật-100 ngày xả tang theo ý của bố) thì cứ tùy duyên cúng cấp.
Khi bạn đã hiểu ra vấn đề thì không nên quá lo lắng về việc cúng cầu siêu đúng ngày 49 hay không. Mặt khác, với phong tục quê hương xứ sở cũng nên linh động tùy duyên tùy thuận để không gây bất đồng hay xáo trộn. Người đệ tử Phật luôn vận dụng tinh thần phương tiện tùy duyên để ứng xử linh hoạt trong mọi chuyện, sao cho trong ấm ngoài êm, âm dương đều được lợi ích.
Cúng thất như thế nào thì người mất mới thật sự nhận được giúp đỡ?
Theo Báo Giác Ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thực hành như thế nào để có được năng lượng tốt và an lành trong tâm?
Hỏi - Đáp 09:30 07/11/2024Có một thiền sinh, sau khi mãn khóa thiền căn bản, trước lúc ra về anh ta đến xin vài lời khuyên. Cô có thể cho tôi xin lời khuyên, dù chỉ là một chữ, để tôi ghi nhớ trong lòng lúc về nhà thực hành sao cho có được năng lượng tốt và an lành trong tâm.
Chuyển hóa ác tâm hủy báng đức Phật
Hỏi - Đáp 10:46 05/11/2024Hỏi: Tôi đang tìm hiểu đạo Phật để tạo một định hướng sống cho mình. Có điều là gần đây ác tâm trong người tôi hay trỗi dậy, đôi lúc có ý nghĩ hủy báng Đức Phật. Thực lòng thì tôi muốn tin vào Phật pháp, vậy tôi phải làm sao?
Hóa giải ác mộng
Hỏi - Đáp 19:40 04/11/2024Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Xem thêm