Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 18/02/2022, 08:00 AM

Cách lạy sám hối khi nhà chưa có bàn thờ Phật

Nhà tôi không có điều kiện đặt bàn thờ Phật nhưng tôi muốn lạy Hồng danh sám hối, vậy có thể quay mặt về hướng Tây xướng niệm Hồng danh Phật rồi lạy có được không? Nếu có giải pháp nào khác để thực hiện sám hối đúng Chánh pháp thì mong được quý Báo hướng dẫn

ảnh minh họa

ảnh minh họa

Xướng lạy Hồng danh các vị Phật, Bồ-tát, Thánh tăng là pháp tu phổ biến. Hàng ngày, trong các thời khóa tu tập của mọi tông phái hay pháp môn đều có xướng lạy Phật. Lễ Phật nhằm tỏ bày sự cung kính, tri ân vô hạn với bậc Đạo sư. Lạy Phật với tâm thành kính thì có thể tiêu trừ tội lỗi ngã mạn, khiến cho tội diệt phước sinh, căn lành và phước đức tăng trưởng.

Trong điều kiện nhà bạn không có bàn thờ Phật thì vẫn có thể tiến hành lễ lạy Hồng danh Phật sám hối được. Trước tiên, bạn nên có một bức tranh tượng Phật nhỏ, sắm thêm hai ngọn nến và ba ly nước sạch nữa thì càng tốt. Đến giờ lạy Phật sám hối, bạn mang tranh tượng Phật ra đặt lên bàn (có thể là bàn làm việc, bàn học, bàn xếp, không bàn thì ghế, đôn hoặc thùng trải khăn sạch), đốt đèn, dâng nước cúng Phật. Sau đó bạn thực hành lễ sám theo như khoa nghi. Lễ sám xong thì thu dọn hết xếp lên kệ hay cất vào tủ. Cách này tuy vất vả vì phải bày ra rồi xếp vào nhưng ưu điểm là có Phật để lễ lạy, cúng dường, thể hiện được lòng thành kính và dễ nhiếp tâm hơn.

Kế đến, có thể lưu ảnh chánh điện của ngôi chùa bạn yêu thích hay ảnh Đức Phật trong máy tính hoặc điện thoại. Đến giờ làm lễ thì chỉ cần mở hình ảnh lên với chánh điện hương hoa rực rỡ và Đức Phật tướng hảo trang nghiêm rồi chí thành lễ sám. Cách này khá tiện lợi, ở nơi nào cũng lễ Phật được.

Lạy sám hối. Ảnh minh hoạ.

Lạy sám hối. Ảnh minh hoạ.

Cuối cùng, khi không có bất cứ thứ gì bạn cũng lễ sám được. Bạn chỉ cần hướng về nơi nào sạch sẽ, tươm tất nhất trong phòng (không nhất thiết phải hướng về Tây), vận tâm quán tưởng đang hướng về Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thích Ca thành đạo, thấy Ngài đang ngồi trên tòa sen, dưới cội bồ-đề, hào quang sáng chói. Sau đó xướng Hồng danh, quán tưởng và lễ bái. Mặc dù có rất nhiều Hồng danh các vị Phật khác nhau nhưng đối tượng quán tưởng chỉ một Đức Phật Thích Ca, giống như khi lễ bái Hồng danh các vị Phật trên chánh điện vậy.

Lễ bái Hồng danh Phật cần hội đủ nhiều nhân duyên mới trọn phần công đức. Trong đó, tâm chí thành cung kính lễ, quán tưởng thấy rõ hình dung Đức Phật- đối tượng lễ bái, là quan trọng nhất. Vì thế, chỉ cần có tâm kính lễ, có sự quán tưởng rõ ràng thì ở bất cứ đâu chúng ta đều có thể tu hạnh lễ bái Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thấu lý duyên khởi, vượt thoát khổ sầu

Kiến thức 10:15 14/04/2024

Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.

Tương quan giữa cho và nhận

Kiến thức 08:50 14/04/2024

Cho người thực ra đó là cho mình là một nhận thức quen thuộc của những người con Phật. Vì thế, ngoài tấm lòng từ bi bao dung, độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử thực hành bố thí với mục đích nhằm vun bồi phước báo cho chính mình.

Nhớ ghi niệm Phật

Kiến thức 08:27 14/04/2024

Nhớ ghi niệm Phật, trì danh/Đêm đêm thiền tọa, giữ thanh tịnh lòng/Sắc thân biển khổ mênh mông/Tâm tư sóng nghiệp trùng trùng nổi trôi.

Khai thị cho người mới phát tâm học Phật

Kiến thức 07:58 14/04/2024

Tôi thường nói: Muốn được sự thật ích của Phật pháp, phải tìm nơi lòng kính sợ. Có một phần cung kính, tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phúc tuệ. Có mười phần cung kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phúc tuệ.

Xem thêm