Cách phòng hộ để không bị "người âm" làm hại?
Các chúng sanh trong loài phi nhân cũng như loài người có cả thiện ác, tốt xấu lẫn lộn. Hơn nữa, chúng có thần lực hơn loài người nên có khả năng làm hại con người nếu bị xúc phạm hoặc có thể giúp đỡ con người trong một vài trường hợp đủ duyên.
Phi nhân là những chúng sanh không phải loài người nói chung, trong dân gian thường gọi nôm na là “người âm”.
Theo nhân sinh quan Phật giáo thì trong vũ trụ có nhiều loại chúng sanh, ngoài loài người còn có loài trời, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Phi nhân là những chúng sanh thuộc nhóm thiên, thần, quỷ và vật, sống chung hoặc sống trong các “thế giới đan xen” với loài người.
Trừ các bậc Thánh có thể thấy biết và giao tiếp với phi nhân, còn đa phần chúng ta thì không có khả năng ấy. Tuy vậy, từ xa xưa trong nền tảng đạo đức, văn hóa ứng xử của người Á Đông đối với phi nhân luôn tôn kính nhưng thận trọng, cảnh giác (Quỷ thần kính nhi viễn chi-Khổng Tử). Quan điểm của Phật giáo cũng vậy, tôn trọng mọi chúng sanh vì tinh thần từ bi, bình đẳng và nhất là các chúng sanh đều có khả năng giác ngộ.
Các chúng sanh trong loài phi nhân cũng như loài người có cả thiện ác, tốt xấu lẫn lộn. Hơn nữa, chúng có thần lực hơn loài người nên có khả năng làm hại con người nếu bị xúc phạm hoặc có thể giúp đỡ con người trong một vài trường hợp đủ duyên. Vì thế nên từ xa xưa, con người thường hay cúng bái, cầu xin thần linh ban phước cho mình và giáng họa lên kẻ thù. Tín ngưỡng vào thần linh kiểu này đến nay vẫn còn.
Đặc điểm nổi bật của loài phi nhân (ác thần) là tự ngã, phẫn nộ và não hại. Nhất là khi chúng ta vô tình hay cố ý xúc phạm đến tự ngã, sở thích hoặc chỗ ở của họ.
Trong những trường hợp trên, loài phi nhân thường không hỉ xả và bỏ qua mà tìm cách làm hại. Vì vậy nên đối với quỷ thần tuy con người kính trọng mà phải tránh xa.
Cảm hóa loài phi nhân, theo tuệ giác của Thế Tôn là cần trải lòng từ với họ. Chính tâm từ bi hỉ xả sẽ là suối nguồn an tịnh có khả năng dung nhiếp và hóa giải phẫn nộ, não hại nơi loài phi nhân đồng thời là phương tiện bảo vệ hữu hiệu nhất để phòng hộ sự làm hại của phi nhân nếu có nhân duyên oan trái với họ.
Người dương và người âm liệu có thể sống chung và không làm hại nhau?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kiến thức 21:00 14/11/2024Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”
Kiến thức 15:20 14/11/2024Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?
Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Kiến thức 14:45 14/11/2024Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.
Tâm lìa tướng ngôn ngữ
Kiến thức 13:20 14/11/2024Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.
Xem thêm