Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/10/2019, 15:47 PM

Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật

Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước.

Đi chùa để cầu xin hay để tu theo Phật

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phật giáo không chỉ là danh tự, tạo tượng nghệ thuật cũng là một cách biểu pháp, cho nên tất cả cách thức, không cách nào không phải là biểu pháp, ngay cả kiến trúc cũng không ngoại lệ.

Bài liên quan

Các bạn nếu như chú ý sẽ thấy, khi các bạn vào trong các chùa miếu nhà Phật, bạn xem thấy chánh điện thờ Thích Ca Mâu Ni Phật được gọi là “Đại hùng bảo điện”, bạn xem kiến trúc của nó, bên ngoài xem thấy có hai tầng, bên trong là một tầng, đều là để đề tỉnh chúng ta. Bên ngoài hai tầng dạy chúng ta phải biết tùy tục, “Phật pháp tại thế gian, bất hoại thế gian pháp”. Bên trong thì cần phải bình đẳng, nên bên trong không thể có hai kiểu; bên ngoài có thể không bình đẳng, bên trong quyết định phải bình đẳng. Bên ngoài bình đẳng, thì trật tự xã hội sẽ bị phá hoại. Bên ngoài nhất định có tôn ti, có cha con, có huynh đệ, có già trẻ; đó là có trật tự; không thể đem trật tự này phá hoại được. Hai tầng bên ngoài biểu thị cho trật tự xã hội, quyết định phải tuân thủ, bên trong quyết định phải bình đẳng. Ý nghĩa vô cùng hay!

Đồ vật cúng đều là biểu pháp. Chúng ta trước Phật thắp hương, hương là đại biểu cho cái gì? Trong bài tán hương “Giới định chân hương”, chân hương không phải chỉ cho hương mà bạn thắp, nhìn thấy hương đó liền phải biết: “Ta phải tu giới, phải tu định, phải tu huệ”. Giới định huệ là hương trong chân tâm tự tánh của ta; dạy bạn khi nghe đến hương, nhìn thấy hương, thì phải nghĩ đến “ta phải tu giới định huệ, ta phải đoạn tham sân si”, không có điều gì không phải là đề tỉnh chúng ta. Đồ cúng dường cho Phật, quan trọng nhất và đơn giản nhất là cúng dường một ly nước.

Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu.

Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu.

Bài liên quan

Những thứ khác như hoa hương, thứ gì cũng không có, hương không thắp cũng không sao, nhưng nước thì nhất định phải cúng một ly. Nước đại biểu cho cái gì? Nước đại biểu cho tâm. Nhìn đến ly nước, “tâm của ta có thanh tịnh như nước, một trần không nhiễm hay không?”. Cho nên nước đại biểu cho thanh tịnh, bình đẳng, phải nắm được ý nghĩa này. Ly nước đó không phải cúng dường cho Phật uống, mà là để cho mọi người chúng ta xem, nhìn đến ly nước này, tâm của ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, dùng cái phương pháp này để đề tỉnh chúng ta. Không cái gì không phải là đau họng nhọc lòng nghĩ ra phương cách để dạy chúng ta, chúng ta mới thể hội được Phật đối với chúng ta, ân đức lớn lao như vậy, sắp đặt chu đáo như vậy, không thể không bội phục đến 5 vóc sát đất. 

Chư vị phải ghi nhớ, nước dùng để cúng Phật không thể dùng nước trà, trà có màu sắc, như vậy thì không thanh tịnh, biểu thị trong tâm có ô nhiễm, cho nên phải cúng nước trong. Nước trong này là dùng nước tự nhiên hoặc là nước sôi, cái đó không quan trọng, chỉ cần nước đó thanh sạch, không có thứ gì không tinh sạch bên trong, như vậy là được rồi, bạn phải hiểu được ý nghĩa biểu pháp của nó; cũng chính là “minh tu lương bằng đề tỉnh – cần có bạn tốt nhắc nhở”. Thời thời khắc khắc phải đề tỉnh chúng ta, chỉ cần một khắc không đề tỉnh, chúng ta liền sẽ bị mê mất, liền làm ra việc sai trái, liền hồ đồ mất. Cho nên cách thực thi trong giáo học nhà Phật, chân thật là rất hay.

Ghi chú: Khi thắp hương hay cúng nước dâng Phật thường chúng ta nên thắp 3 nén hương hoặc 3 ly nước, tượng trưng cho 3 ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Trích Liễu Phàm Tứ Huấn

Lão Hoà Thượng Tịnh Không giảng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Xem thêm