Thứ ba, 27/11/2018, 14:57 PM

Doanh nhân Nguyễn Đức Chi: “Sống không sợ, thì sợ gì cái chết”

Nhiều năm nay, ông Nguyễn Đức Chi (Diễn Châu, Nghệ An) được biết đến là người tiên phong mở lối phát triển du lịch Nha Trang, và bây giờ Ninh Thuận, Vân Đồn (Quảng Ninh) với ước vọng “con đường di sản” kết nối một kỳ nghỉ - hai điểm đến.

Từ 2015 đến nay, mỗi năm, doanh nghiệp lữ hành của ông Nguyễn Đức Chi mang về cho Nha Trang khoảng 300 ngàn lượt khách Nga (chiếm gần 70% tỷ trọng khách nước ngoài ở Nha Trang), mang đến một nguồn thu kha khá cho Khánh Hoà, và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người.

Đêm rất khuya, chúng tôi và ông Nguyễn Đức Chi thảo luận với nhau về vẻ đẹp lương thiện, về cái chết Phật pháp.

Doanh nhân Nguyễn Đức Chi: “Sống không sợ, thì sợ gì cái chết” 1

 Anh hình dung về cái chết của chính mình như thế nào?

Tôi xác định bản thể vật chất của mình hữu hạn và hư vô như Tạo hoá đã cân bằng mọi sự sống trên thế gian này. Cái chết không phải là hết vì tinh thần của tôi ở lại.

Nhưng thân thể sẽ như cát bụi, và tinh thần anh nói khó chứng nghiệm. Chúng ta phải làm gì đây?

Phước truyền gien di truyền cho sự sống tiếp nối sau ta cùng với tinh thần ta để lại chính là Phước mà Tạo hoá ban tặng cho ta.

Anh có sợ hãi về cái chết không?

Sống không sợ thì chết sợ gì.

Nhưng sống có nhiều niềm lạc thú, trong khi chết thì về cơ bản là ta chưa biết nó thế nào...

Tạo hoá có lý do để không cho ai chết 2 lần!

Và cũng không cho chúng ta sống 2 lần, cơ bản là thế.

Nếu được hoá thân sau cái chết

Tôi sẽ hoá thành con dế

Mong cỏ nội xua đi ngàn chuyện dở

Để trên mồ con dế đẫm sương kia

Sẽ thay mình kể đẹp chuyện đêm khuya 

(Thơ)

Như anh em chúng ta đang kể, chuyện con dế vô tư. Câu hỏi cuối, nếu có một câu ngắn để nói về sự tử tế, anh nói gì?

 Tử tế nghĩa là phụng sự người khác sống đẹp.

Cảm ơn anh.

Cuộc đối thoại đầy đủ giữa Phatgiao.org.vn và doanh nhân Nguyễn Đức Chi sẽ được đăng tải trên chuyên mục Gieo mầm thiện vào sáng thứ Bảy tuần này. Kính mời độc giả, quý Phật tử và đạo hữu đón xem.

Ban biên tập

 Diệu Tâm (thực hiện)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Đại đức Châu Hoài Thái nói về ý nghĩa sâu xa của Tết Chôl Chnăm Thmây

Phỏng vấn 11:41 15/04/2025

Nhân Tết Chôl Chnăm Thmây, Đại đức Châu Hoài Thái, UV HĐTS GHPGVN, trụ trì chùa Tông Kim Quang (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) chia sẻ với Phatgiao.org.vn, ngôi chùa Khmer là nơi đã và đang góp phần vun đắp đời sống văn hóa dân tộc, kết nối cộng đồng xa quê, giúp bà con Khmer có cơ hội tìm về cội nguồn, giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh: "Việt Nam - một dân tộc trọng Đạo, kính Trời, kính Đất…"

Phỏng vấn 08:53 07/04/2025

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trò chuyện với nhà báo Hoàng Anh Sướng về ngày giỗ Tổ Hùng Vương, bà nói: Những nguồn năng lượng tinh túy của trời đất hội tụ đến xứ sở này trong lễ hội, để một lần nữa chúng ta có thể khẳng định con người là sản phẩm của thiên nhiên.

Trịnh Công Sơn: "Phật giáo làm ta yêu đời hơn..."

Phỏng vấn 23:58 01/04/2025

"Thuở nhỏ, tôi hay đi chùa vì thích sự yên tĩnh. Có thể vì tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được còn có lời kinh vô tình nằm trong lời ca".

ThS Nguyễn Thị Thanh Bình: “Biết ơn ta sẽ có hạnh phúc”

Phỏng vấn 15:22 20/03/2025

Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ThS Nguyễn Thị Thanh Bình, Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Nam - Thuy Điển thuộc Liên hiệp Hội hữu nghị TP.HCM, giảng viên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, chia sẻ: “Hạnh phúc đến từ cách mỗi người cảm nhận và trân trọng những gì mình đang có”.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo