Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/09/2019, 14:08 PM

Cái nhìn “như thị” của giáo lý đạo Phật

Cái nhìn “như thị” là cái nhìn như thực. Người thấy lẽ thực là người không còn ảo tưởng, mơ hồ cho nên cũng hết khổ đau.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Đức Phật 

Đạo Phật nói rõ lẽ thực rằng: có giác ngộ mới giải thoát được.

Đạo Phật nói rõ lẽ thực rằng: có giác ngộ mới giải thoát được.

Bài liên quan

Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả. Chỉ do giác ngộ thấy lẽ thực, sống bằng lẽ thực; không sống dựa “cầu xin” hay ỷ lại vào một ai cả, tự nhiên hết khổ. Hết khổ, ắt là vui. Đạo Phật nói rõ lẽ thực rằng: có giác ngộ mới giải thoát được. Ví như người biết bệnh, thấy được bệnh của mình (giác ngộ) rồi sau đó dùng thuốc để chữa trị, tức là giải thoát được bệnh. Có vậy thôi, nhưng khi chạm vào thực tế mới biết được sự nan giải khó lường…

Trong Bát chánh đạo (con đường của tám sự hành trì chân chính) bài học của Phật dẫn đến thực chứng chúng ta thấy: Chính tri kiến là bước đầu tiên, sau đó mới đến Chính tư duy. Vì thế “thấy” đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức luận của Phật giáo. Trong hầu hết các bộ kinh Đại thừa, thì câu mở đầu luôn là: “Như thị ngã văn… - Tôi nghe được Phật nói như thế này…” đó là lời của Tôn giả A-Nan, một trong 10 đệ tử lớn của Phật, từng được Phật khen ngợi là “đa văn cường ký” tức là người có văn tài và trí nhớ lâu bền. Tất cả rõ ràng như thực. Vì thế, khi mở cuốn kinh đọc tụng những lời đầu tiên là ta đã có ngay niềm tin trong sạch, từ đó mà hoan hỷ lĩnh hội ý kinh.

Trở lại cái nhìn “như thị” của đạo Phật. Muốn có cái nhìn như thực ấy thật không dễ, bởi thấy được lẽ thật đồng thời cũng biết được những cái không thật, cho nên phải có trí tuệ. Muốn có trí tuệ thì phải “lấy sự nghe, sự suy nghĩ, sự tu tập để phát triển trí tuệ” (kinh Di giáo). Và đó là tự thân của mỗi người nên chỉ có tự mình nỗ lực học và tu, không ai có thể làm thay mình được. Cho nên “ngộ” là tự ngộ, không ai thay cho ai được cả. Đó cũng là một lẽ thật, cần phải biết. Quá trình “ngộ” trong Phật giáo là quá trình bài trừ những quấy nhiễu không cần thiết gọi là bài trừ mọi phiền não. Trí tuệ để diệt trừ phiền não của nhà Phật được gọi là trí tuệ Vô lậu. Nó là một trong ba môn học rất căn bản trong hệ thống giáo dục Phật giáo được gọi là: “Tam vô lậu học”- ba môn học để diệt trừ phiền não. Tam vô lậu học ấy là “Giới-Định-Tuệ”. Ba môn học về (giới, định, tuệ) này thì chỉ có Tuệ học là sở hữu riêng của Phật giáo. Bởi lẽ, các tôn giáo khác cũng có Giới học, là môn học về giới luật của tôn giáo họ. Còn giới Định, hay thường gọi là thiền định cũng là một môn học rất căn bản của các đạo bạn. Các cha cố hàng ngày họ cũng có những giờ công phu thiền định nhằm “liên kết con người với đấng tối cao”.

Quá trình “ngộ” trong Phật giáo là quá trình bài trừ những quấy nhiễu không cần thiết gọi là bài trừ mọi phiền não.

Quá trình “ngộ” trong Phật giáo là quá trình bài trừ những quấy nhiễu không cần thiết gọi là bài trừ mọi phiền não.

Bài liên quan

Như vậy trong ba giới, thì hai giới đầu ta thấy một số tôn giáo khác cũng có. Còn Tuệ học, là môn học nhằm khai mở trí tuệ để có một cái nhìn “như thị” tức để thấy “thật tướng” của muôn sự, muôn vật, thì Tuệ học của Phật giáo gọi là Tuệ vô lậu. Nó khác với sự thông minh của người đời. Sự thông minh của người đời gọi là “thế trí biện thông”, tức giỏi giang việc thế gian đời thường; thông minh giỏi giang này, nếu mà lầm đường thì dễ trở thành đại ác.

Trí tuệ, hay Tuệ vô lậu của đạo Phật là phương thức tư duy bản thể, hay nói một cách khác, đó là phương pháp nhận thức về “Ngộ”. Trí tuệ ấy tuy là hai từ ghép nhưng cũng có sự khác biệt đôi chút:

Đạt tới sự tướng hữu vi là Trí (tức chỉ sự tướng hữu vi là hết thảy mọi sự, mọi việc hiện bày rõ ràng, có sự phân biệt tính đếm…).Đạt tới sự lý vô vi gọi là Tuệ (tức chỉ sự lý vô vi là sự thông tỏ, không còn phân biệt, tính đếm…). Do vậy, Trí tạo tác dụng cho Tuệ; tuệ bao hàm thông đạt tác dụng của trí.

Để kiến giải vấn đề này, Đạo đức Kinh của Lão Tử có câu: “Theo học (tức học thế gian) ngày càng thêm, theo đạo ngày càng bớt” (vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn) là dụng ý nói về sự đối lập giữa nghiên cứu, suy luận, tưởng tượng của thế gian trí và thiền Thanh tịnh (tức Như Lai thanh tịnh thiền) với Chân nghĩa bản thể của Tuệ vô lậu…?

Với cái nhìn “như thị” mới có được Tuệ vô lậu, mới thấy rõ được nhân sinh vũ trụ như thật, với bản chất của chúng là duyên sinh tính, vô thường tính và vô ngã tính theo giáo lý Tứ diệu đế và Duyên khởi.

Với cái nhìn “như thị” mới có được Tuệ vô lậu, mới thấy rõ được nhân sinh vũ trụ như thật, với bản chất của chúng là duyên sinh tính, vô thường tính và vô ngã tính theo giáo lý Tứ diệu đế và Duyên khởi.

Bài liên quan

Trong hầu hết các kinh điển Phật giáo, trí tuệ luôn được đề cao và được xem là “tối thắng nhất trên đời”. Các từ ngữ xem là danh xưng Phật cũng đều có gốc nghĩa của trí tuệ như: Phật, Nhất thiết trí, Giác ngộ, Bồ đề, Chính đẳng chính giác…và ta thấy trong những giây phút cuối cùng trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật đã nói lời khẩn thiết với các đệ tử là phải luôn luôn trau dồi trí tuệ và coi “Trí tuệ là chiếc thuyền kiên cố chở qua khỏi biển già, bệnh, chết; là ngọn đèn lớn chiếu phá vô minh hắc ám, là liều thuốc hay cho hết thảy bệnh tật, là chiếc búa sắt chặt gẫy cây phiền não…” (kinh Di giáo). Và ta lại thấy trong kinh Bát đại nhân giác có câu: “Duy tuệ thị nghiệp” - có nghĩa là lấy trí tuệ làm sự nghiệp, hoặc “Muốn làm nên sự nghiệp thì phải có trí tuệ”.

Với cái nhìn “như thị” mới có được Tuệ vô lậu, mới thấy rõ được nhân sinh vũ trụ như thật, với bản chất của chúng là duyên sinh tính, vô thường tính và vô ngã tính theo giáo lý Tứ diệu đế và Duyên khởi.

(Còn tiếp) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm