Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/09/2022, 10:00 AM

Cái ta là thủ phạm gây nên mọi khuynh hướng hưởng thụ

Chính “cái ta” là thủ phạm đã gây nên mọi khuynh hướng hưởng thụ. Một khi đã thích hưởng thụ, con người trở nên tham lam, ích kỷ, thích vơ vét, giành giật về phần mình, để sống thỏa mãn, hưởng thụ “cái tôi” trong hố sâu tội lỗi.

Audio

Con người cũng vì “cái ngã” nên đã gây ra biết bao nhiêu tội lỗi, thích ăn ngon, mặc đẹp, tham đắm hưởng thụ những lạc thú trần gian, và đỉnh điểm là sử dụng ma túy. Ma túy đem lại khoái cảm cực độ cho người hút chích, khiến họ si mê, nghiện ngập, rồi sẵn sàng giết người cướp của... để thỏa mãn cơn ghiền. Người dính vào ma túy sau một phút thăng hoa là cả đời nô lệ, phải sống phụ thuộc, đánh mất cả nhân tính.

Người nào sống ít hưởng thụ thì ít tham lam ích kỷ, còn những ai hưởng thụ càng nhiều thì càng trở nên ích kỷ, càng tham lam, càng nô lệ bản thân và càng dễ gây tội lỗi.

Nếu không còn “cái tôi” thì chuyện gì cũng có thể nhẫn nại, cam chịu được

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ví dụ, ta chỉ nghiện cà phê thôi thì ít phiền toái, vì cà phê không ảnh hưởng gì đến mọi người xung quanh. Nhưng khi ta nghiện tới rượu thì vấn đề bắt đầu hơi lớn. Vì rượu mà đã nghiện tới mức độ say xỉn, quên trời quên đất, quên trách nhiệm, quên bổn phận, thì ta thật là ích kỷ, sống chỉ biết có mình, không hề nghĩ đến nỗi đau khổ của người thân. Rồi lớn hơn nữa là khi ta nghiện ma túy, mà đã dính đến ma túy thì ta sẽ gây ra biết bao nhiêu đau khổ, thiệt hại cho gia đình và xã hội. Nên có người thích thuốc lá, người nghiện rượu chè, người mê cờ bạc, người nghiện ma túy,.. tất cả cũng chỉ vì họ muốn thỏa mãn “cái tôi” của mình mà thôi.

Chính “cái ta” là thủ phạm đã gây nên mọi khuynh hướng hưởng thụ. Một khi đã thích hưởng thụ, con người trở nên tham lam, ích kỷ, thích vơ vét, giành giật về phần mình, để sống thỏa mãn, hưởng thụ “cái tôi” trong hố sâu tội lỗi.

Chính sự tham lam vơ vét quá nhiều, sẽ thành nghiệp nhân bắt chúng sinh trả quả ở những đời sau, không biết khi nào hết. Nhẹ thì làm thân trâu ngựa phục vụ mọi người để trả hết nợ xưa; nặng thì phải bị đày trong địa ngục, chịu nhiều hình phạt, không có ngày thôi dứt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quan điểm của Phật giáo về sức khỏe tâm thần

Kiến thức 17:29 19/05/2024

Sức khỏe và bệnh tật là nằm trong số những điều được quan tâm nhất của con người, và chúng cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ tôn giáo.

Đức Phật đã vạch ra con đường, để giác ngộ ta phải tự bước đi trên con đường đó

Kiến thức 17:00 19/05/2024

Đức Phật luôn khuyên mọi người hãy quay về với chính bản ngã của mình, để tu tập và sửa đổi. Ngài hiểu rằng, sự giác ngộ và giải thoát không thể nào được trao truyền từ người này sang người khác mà phải tự mình chứng ngộ, tự mình vượt qua những rào cản của chính mình.

Đừng lo cái không đáng lo

Kiến thức 13:15 19/05/2024

Theo tuệ giác Thế Tôn, người lo lắng những việc không đáng lo lắng và không lo lắng những việc đáng lo lắng là nguyên nhân khiến cho các lậu hoặc tăng trưởng và ngược lại chỉ lo những điều đáng lo, còn lại phải xả buông thì thân tâm được an tịnh, thảnh thơi.

Niềm vui của người tại gia và xuất gia

Kiến thức 11:40 19/05/2024

Đức Phật dạy người tại gia vì tự do mà được khoái lạc, an vui và người xuất gia vì không tự do mà được hoan hỷ, an lạc.

Xem thêm