Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/11/2020, 14:53 PM

Đoạn trừ cái tôi do suy tưởng

Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”. “Cá nhân hay cái tôi là thực kiện” chỉ những gì là sự tồn tại của chính mình, khẳng định mình có mặt trên đời này.

Nó là nguyên nhân và lý do cho sự tồn tại của mỗi con người. Mỗi người đều có cái tôi riêng, không ai giống ai từ đó hình thành nên tính cách rất khác nhau dù chúng ta cùng sống trong một xã hội.

Còn “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng” chỉ cá nhân, cái tôi là do con người huyễn tưởng. Từ điển Thesaurus định nghĩa về “cái tôi” (egoism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác. Trong triết học, “cái tôi” được xem là cái tôi ý thức, là phạm trù phản ánh cái riêng có được của trung tâm tinh thần một con người, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác. Hai định nghĩa vừa nêu về “cái tôi” là đề cập về “cái tôi do suy tưởng” chứ không phải “cái tôi thực kiện”.

Krishnamurti, nhà hiền triết nổi tiếng của thế kỷ 20, cho rằng cái tôi là một vật xấu ác. “Cái tôi” ông đề cập ở đây chính là “cá nhân do suy tưởng”. Theo ông, qua từ ngữ “cái tôi”, ta thấy đó là tập hợp những ý tưởng, ký ức, những kinh nghiệm để có các kết luận, những mong muốn ý định có tên gọi hay không tên gọi, những nỗ lực gắng sức có ý thức hay vô thức, những truyền thống lâu đời được tích lũy từ chủng tộc, nhóm người hay toàn bộ xã hội. Cái tôi được chiếu rọi ra bên ngoài thành hành động hay được phóng chiếu vào bên trong tinh thần, vào trong tâm linh hình thành cái gọi là đức hạnh, niềm tin tôn giáo…

“Cá nhân hay cái tôi là thực kiện” chỉ những gì là sự tồn tại của chính mình, khẳng định mình có mặt trên đời này.

“Cá nhân hay cái tôi là thực kiện” chỉ những gì là sự tồn tại của chính mình, khẳng định mình có mặt trên đời này.

Đừng chấp cái tôi thái quá

Trong cái tôi luôn có sự ganh đua, lòng ham muốn, sự mong cầu. Cái tôi là một thực thể xấu ác vì có tính chia rẽ, tự khép kín, luôn khát khao, luôn phóng chiếu đủ mọi loại dục vọng. Cũng theo Krishnamurti, cái tôi không chỉ là vật xấu ác, là lực phá hoại mà nó còn là kẻ khôn ngoan, ma mãnh, gian trá. Cái tôi vì luôn ham muốn được bảo vệ, được an toàn bên trong nên có vẻ thành tâm cầu cạnh có một vị thầy, một đạo sư, một người dẫn đường, một Thượng đế. Thậm chí, cái tôi có thể ngụy trang thành chính nhà đạo đức, nhà hoạt động từ thiện, nhà truyền giáo, vị thánh…

Chuyện kể, nghe tin đức Phật đang thuyết pháp, Bahiya, một đạo sĩ Bà La Môn lặn lội từ xa đến nhờ đức Phật chỉ dạy. Và Ngài đã dạy: “Bahiya, liên hệ đến các căn như nhãn, chỉ có cái thấy. Liên hệ đến các căn như nhĩ, chỉ có cái nghe. Liên hệ đến căn thiệt, chỉ có cái nói. Liên hệ đến căn ý, chỉ có cái suy nghĩ. Bahiya không có ngươi trong đó. Nếu không có ngươi trong đó, thì đau khổ còn dính vào đâu được”.Trong suốt đời hành đạo, đức Phật đã nói: “Những điều Như Lai dạy trong 45 năm hành đạo, có thể tóm gọn vào một câu: không có cái gì gọi là Ngã để có thể bám víu vào”. Theo triết lý Phật giáo, “cái tôi” hay “cá nhân do suy tưởng” là nguồn cội lớn nhất gây đau khổ cho con người. Có cái tôi là do con người nghĩ tưởng. Tức cái tôi chỉ là giả tưởng hư ảo, cần tan biến để thành sự thật là “vô ngã”.

“Cá nhân do vọng tưởng” chỉ là giả tưởng hư ảo, rất cần tan biến để thành sự thật là “vô ngã”

“Cá nhân do vọng tưởng” chỉ là giả tưởng hư ảo, rất cần tan biến để thành sự thật là “vô ngã”

Không lấy cái tôi làm trung tâm

Khi đưa ra lý vô ngã, đức Phật không phải bảo chúng ta xoá bỏ thân tâm này mà chỉ muốn chúng ta đừng chấp vào nó, đừng tin rằng nó thường hằng để không chấp thủ tham sân si. Đức Phật dạy rằng, chính vì chấp vào cái ngã mà ta nổi chìm trong biển phiền não sanh tử. Chỉ cần trừ cái ngã chấp, tức thấu hiểu vô ngã, dập tắt cái ngã thì phiền não không còn đất đứng. Khi đoạn trừ vô minh, là đạt Niết bàn, không cần phải tìm kiếm cõi Niết bàn ở đâu xa nữa. Krishnamurti cũng cho rằng “cá nhân do suy tưởng” là không có thật. Thậm chí ông khẳng định: “Nội dung ý thức của chúng ta, nội dung của mỗi con người, dù họ sống ở châu Á, châu Âu, ở Ấn, Mỹ hay Nga, là nền tảng chung của toàn nhân loại. Bởi một người sống ở nơi đâu, anh ta đau khổ, không chỉ về thân xác mà còn ở nội tâm. Anh ta lo âu, phiền muộn, sợ hãi, rối ren, không thấy an toàn dù ở bất cứ nơi đâu. Thế nên ý thức của chúng ta là chung đồng với toàn nhân loại”.

Những phần trình bày ở trên cho con người có hai loại “cá nhân”. Một là “cá nhân thực kiện” là con người mình đang tồn tại trên cuộc đời này, đó là cá nhân không ai giống ai và ta phải tôn trọng cũng như phát huy đặc điểm không ai giống ai của “cá nhân thực kiện”. Hai là có cái tôi là do con người nghĩ tưởng. Tức “cá nhân do vọng tưởng” chỉ là giả tưởng hư ảo, rất cần tan biến để thành sự thật là “vô ngã” như triết lý nhà Phật đã chỉ rõ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm