Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/05/2014, 06:30 AM

Cảm động Lễ tắm Phật nơi chùa Liên Sơn (Đắk Lắk)

Tắm Phật là gì nhỉ? Vì sao lại “phải” tắm Phật nhỉ? Câu hỏi thật đến vậy, vô tư đến vậy, có lẽ chỉ có ở bà con người dân tộc thiểu số, vốn thường đã “thật như đếm”.

7 giờ tối ngày 6/5 (nhằm ngày 8/4/Giáp Ngọ) chùa Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk mới chính thức làm Lễ tắm Phật. Nhưng từ 6 giờ hơn, hàng chục bà con người dân tộc thiểu số đã cùng nhau về chùa dự lễ.

Được quý Thầy cùng Ban hộ tự nhà chùa thông báo trước mấy ngày, hơn 200 bà con phật tử, phần lớn là đồng bào người dân tộc nghèo ai cũng háo hức lắm. Biết đến Đạo Phật từ các hoạt động từ thiện, được các mạnh thường quân hỗ trợ có áo tràng lam về chùa dự lễ, bà con hàng ngày đều đặn về với chùa Liên Sơn cùng nhau tu học.

Khán đài chính Lễ tắm Phật chùa Liên Sơn

Được sự hướng dẫn của thầy Thích Nhuận Nghĩa, trụ xứ chùa Liên Sơn, bà con ngày thêm gắn bó với ngôi nhà chính pháp nơi đây. Ai cũng mong ngóng đến giờ về chùa, thường là buổi tối hàng ngày, để cùng nhau tu học, nghe quý Thầy chia sẻ giáo lý nhà Phật.

Tôn tượng Đức Phật Đản Sinh

Lễ Phật đản năm nay, có nhiều bà con lần đầu tiên được tham dự, nên ai cũng nóng lòng lắm. Ai cũng mong được về chùa cùng nhau dự Lễ tắm Phật. 7 giờ kém 15 phút, khoảng sân nhỏ ngoài trời trải bạt làm chiếu, ngay lối vào cổng chính nhà chùa đã dần chật chỗ.

Còn ít phút nữa đến 7 giờ, hơn 200 bà con phật tử đã có mặt đông đủ, vừa kịp bị làm lễ. Sau khi thầy Thích Nhuận Nghĩa niêm hương, khấn nguyện trước khi vào chính lễ, đại chúng cùng trang nghiêm đồng niệm Phật cầu gia hộ theo hướng dẫn của quý Thầy.



Nghi thức tụng Kinh mừng Phật đản

Tiếp đó, khi hội chúng đã ổn định, quý Thầy dẫn chúng cùng tụng Kinh mừng ngày Khánh Đản Đức Phật. Hết thảy hội chúng thành kính, nâng niu trang giấy A4 in bài Kinh mừng ngày Phật đản.

Hồn nhiên và đáng yêu những phật tử nhí

Người lớn mặc áo tràng lam, các em nhỏ mặc bộ áo chú tiểu màu nâu thật đáng yêu. Một không gian thanh tịnh, sâu lắng. Chỉ nghe tiếng câu Kinh lời Kệ, tiếng chuông, nhịp mõ bình thanh. Từng không sâu thẳm trên cao, thi thoảng gió vi vu hòa nhịp, hưởng ứng, chung vui cùng bà con phật tử mừng ngày Phật đản.

Thầy Nhuận Nghĩa vừa thực hiện Nghi thức tắm Phật, vừa dẫn chúng đồng niệm Phật cầu gia hộ


Đến giờ thực hiện nghi thức chính, lễ tắm Phật giản dị diễn ra trong sự vui mừng khôn tả của hơn 200 bà con phật tử người dân tộc thiểu số. Bà con xếp hàng một chờ đến lượt tắm Phật. Mỗi lần chân chuyển bước, câu niệm Phật quen thuộc lại đồng thanh ngân vang: A Di Đà Phật.

Bén duyên Đạo Phật trong sự giản đơn, nên bà con cũng đơn giản như thế, thường ngày niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Thế, cũng quý lắm rồi. 

Các em nhỏ cũng thành kính, trang nghiêm trước tôn tượng Đức Phật

Lễ tắm Phật vẫn diễn ra, nhưng đã có bà con thắc mắc: Tắm Phật là gì nhỉ? Vì sao lại “phải” tắm Phật nhỉ? Câu hỏi thật đến vậy, vô tư đến vậy, có lẽ chỉ có ở bà con người dân tộc thiểu số, vốn thường đã “thật như đếm”. 

Bà con hoan hỷ cùng tắm Phật

Buổi lễ kết thúc, thầy Nhuận Nghĩa thêm một lần ổn định hội chúng. Thầy mời bà con ở lại, chia sẻ cùng bà con ý nghĩa Lễ tắm Phật. Công đức của việc tắm Phật. Bà con nào thắc mắc gì, thầy cũng đến tận nơi tận tình chia sẻ, giải đáp.

Thậm chí, những câu hỏi rất hồn nhiên của các em nhỏ, như: Sao lại dội nước từ đầu “Ông Phật” thưa Thầy? Thầy cũng nhẹ nhàng lí giải một cách dễ hiểu. Bà con ai cũng hạnh phúc lắm, vui mừng lắm. Cứ nán lại mãi để nghe thầy chia sẻ về ngày Phật đản, về Lễ tắm Phật.

Nhìn nét tươi rạng nơi hàng trăm bà con phật tử, cùng lắng nghe thầy chia sẻ về ý nghĩa Lễ tắm Phật, chúng tôi thấy vô cùng xúc động. Ai cũng thấy cảm động lắm, trước lòng kính ngưỡng Phật từ bà con phật tử, những người con của núi rừng Tây Nguyên thiêng liêng, hùng vĩ.

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm