Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/08/2014, 08:53 AM

Cảm niệm đức “hiếu sinh” qua việc ăn chay

Trong khoảng một thập niên trở lại đây, phố ẩm thực mọc lên nhiều vô số, đặc biệt là các quán hàng nướng, lẩu, tươi sống… đáp ứng mọi thị hiếu “sành ăn” của dân Việt. 

Mùa nào thức ấy, từ đồ biển: Tôm, cua, ghẹ, cá thu, hàu, mực...đến đồ sông ngòi như tôm, cá, cua đồng, ếch, ốc,..; từ đồ đồng quê như gà, lợn, ngan, ngỗng...đến đồ núi rừng như heo rừng, nhím, rắn...nhìn chung đủ cả, thượng vàng, hạ cám đều có tuốt. Chỉ cần thực khách có tiền, có thời gian ăn chơi.

Nhiều đầu bếp cũng được tôi luyện qua trường lớp, đua nhau phô diễn tài năng khiến cho các món ăn nguội, mặn, tươi sống vừa bổ dưỡng, ngon miệng lại hấp dẫn người thưởng thức bằng cách bài trí các đĩa thức ăn thực sự cuốn hút, khó có thể khước từ.

Tỷ lệ người béo phì, mỡ máu, gút, thừa chất dinh dưỡng, ung thư ...cũng vì thế mà tăng đột biến.
Hình chỉ mang tính minh họa (nguồn Internet)

Phải quan sát kĩ, tinh mắt lắm, người sành ăn mới tìm thấy lác đác đâu đó một vài quán cơm chay, với thực phẩm sạch cây nhà lá vườn, phục vụ cho những đối tượng người ăn kiêng, ăn chay theo tôn giáo.

Hình chỉ mang tính minh họa (nguồn Internet)

Trước đây, sở trường của tôi là thịt chó, cá chép, trứng vịt lộn, rắn, ba ba...Nhưng nay thì chịu rồi, cứ nhìn thấy là e sợ, phần vì chúng quá giàu chất dinh dưỡng, phần vì cũng bắt đầu thấy sợ những món ăn đó. Một tháng, ít nhất là đôi lần tôi ăn chay và dành thời gian đi chùa lễ Phật.

Hình chỉ mang tính minh họa (nguồn Internet)

Gặp gỡ các đạo hữu cùng tu, những người ăn kiêng, nói chuyện về lợi lạc của việc ăn chay, thuần những thực vật được chế biến thôi chứ không ăn động vật nữa, tôi thấy rất có lý, khoa học và văn minh nữa.

Xin kể ra đây một số lợi ích căn bản của việc ăn chay, rất tốt cho sức khỏe:

Thứ nhất, ăn chay được bữa nào là bữa đấy một con vật được cứu sống, tránh được việc sát hại, phục vụ cho cái “nghĩa địa xác chết” trong bụng chúng ta. Vậy là tâm “từ bi” đã được phát khởi.

Thứ hai, Chất đạm (protein), khoáng chất, vi chất và vitamin trong thực vật cũng chẳng thua kém gì so với động vật. Điểm vượt trội của thực vật là sự tinh, nhẹ. Nên khi ăn xong, cơ thể của chúng ta luôn trong trạng thái thư thái, nhẹ nhàng, không ọc ạch, khệ nệ, nặng nề và ố trược như ăn thức ăn có xuất xứ từ xác động vật.

Hình chỉ mang tính minh họa (nguồn Internet)

Thứ ba, không còn giết hại động vật nữa nghĩa là giảm bớt đi sự oán thù, tôn trọng đức hiếu sinh. Không làm khổ mình, khổ người và vạn loài chúng sinh xung quanh chúng ta. Từ đó gieo một duyên thật sự lành đến tất cả mọi người và vạn vật.

Thứ tư, đồ chay tịnh giúp giảm bớt sự ham muốn bất thiện ở người ăn chay vì thế mà lòng dục, tham, sân, si...sẽ được kiểm soát dần dần. Ly dục, ly ác Pháp và tăng trưởng thiện Pháp. Nhờ thế mà con người biết yêu thương, không giận hờn, sân hận và luôn sống trong thiện Pháp.

Còn nhiều lợi lạc nữa nếu độc giả quan tâm đến mảng đề tài thực chay này có thể tự khám phá, hoặc đến các quán cơm chay để được trải nghiệm thực tế, rút ra nhiều điều bổ ích, lợi lạc cho riêng mình. Ăn để sống chứ không phải sống để ăn. Ăn để nuôi thân mạng, để thực hiện lòng yêu thương, làm những điều lợi ích cho mình, cho người, cho xã hội và cộng đồng chứ không phải sống để ăn, để đi tìm thú vui dục lạc, hưởng thụ trong sự chết chóc của chúng sinh, không quan tâm đến sự đau đớn của muôn loài.

Tuần vừa qua, tôi được Liễu Minh mời lên quán chay “Hiếu Sinh”, một quán chay ven hồ Tây, ngay cạnh với quán Phương Nguyên cuối đường Tô Ngọc Vân, mừng sinh nhật nhà hàng tròn một tuổi.

Chủ quán là đạo hữu Nhật Tuệ và Diệu Thanh, hai bạn trẻ đã rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, có nhà máy với hàng trăm công nhân chuyên in ấn, thiết kế, thêu may logo, nhãn mác các sản phẩm may mặc xuất khẩu. Nhưng khi biết đến đạo Phật, lại gặp được pháp tu của ngài cố trưởng lão Thích Thông Lạc, thấy lợi lạc và giải thoát nên họ quyết tâm tu tập. Hiếu Sinh (lòng yêu thương, tôn trọng sự sống của tất cả các loài vật trong cùng môi trường sống), làm nơi hội tụ những bạn đồng tu, cùng thực tập, trưởng dưỡng lòng yêu thương, ly dục, ly ác Pháp và cũng là nơi để gieo duyên Phật pháp với những ai lần đầu đến quán, vì quán có riêng một kệ sách Phật pháp để phục vụ mọi thực khách.

Một khuôn viên rộng chừng dăm bảy trăm mét với những rặng tre, cây cảnh được bài trí thoáng đạt, một màu xanh mướt hài hòa giữa con người với tự nhiên. Cộng thêm với không gian hồ Tây thoáng đạt, lộng gió và hễ cứ mỗi độ sen về, thứ mùi hương tinh khiết của tạo hóa lại vấn vương với nhà hàng chay, tạo ra một không gian vừa thanh tịnh, vừa thanh khiết lại vừa ấm áp tình người.

Hình chỉ mang tính minh họa (nguồn Internet)

Đúng là mừng sinh nhật có khác, quán đông nườm nượp, bất chấp cơn mưa bất chợt đổ xuống. Đây là dịp để các đạo hữu hội ngộ, ôn lại những kỉ niệm tu tập từ những ngày đầu bước chân vào chốn thiền môn. Cùng sách tấn nhau lên, người đi trước hướng dẫn người đi sau, ai ai cũng háo hức, mặt tươi như hoa. Cũng thật kỳ lạ, dù thân hay lạ, dù là người sơ cơ đến những bậc thầy uyên thâm đều cảm nhận được sự ấm áp, tình bằng hữu, và tình đạo Phật ở nơi đây.

Qua sự giới thiệu của Liễu Minh, tôi may mắn được ngồi tiếp chuyện với hai đạo hữu, Nhật Tuệ và Diệu Thanh. Họ đã từng là hai doanh nhân thành đạt một thời và giờ buông bỏ mọi thứ để quay vào trong tu tập, chính thức trở thành Phật tử, cư sỹ tại gia và trở thành chủ quán cơm chay Hiếu Sinh. Nghe Nhật Tuệ kể về sự xả bỏ từ nghề kinh doanh sản xuất sang nghề làm cơm chay thật chẳng giản đơn chút nào.

Từ cách lựa chọn các thực phẩm tươi, sạch đến cách chế biến thế nào để thực khách cảm thấy ngon miệng và cách bài trí cũng phải hấp dẫn như cách mà các quán ăn mặn thông thường vẫn làm, tạo ra sự gần gũi, không lạc lõng với những người chưa quen ăn chay. 


Có lẽ, cũng đã đến lúc chúng ta nên để tâm đến vấn đề ăn uống của mình để tránh mắc phải cảnh “bệnh tòng khẩu nhập”, khổ cả thân lẫn tâm, vừa thể hiện đức hiếu sinh, vừa yêu thương mọi vạn loài chúng sinh, hoặc ít ra cũng nên khởi nguyện một tháng ăn chay một vài ngày để giảm bớt đi sự oán thù, giảm nhẹ nghiệp sát sinh, trưởng dưỡng thiện căn, cửa sổ dẫn đến một thế giới hòa bình và an lạc.

Tâm Pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm