Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/07/2013, 08:54 AM

Cảm xúc nghệ thuật qua bộ phim "Để có được chữ Duyên"

Những tiếng mõ, tiếng đọc kinh, hay những tiếng đại hồng chung khoan nhặt , rải đều trong suốt diễn biến câu chuyện, cũng đủ làm thổn thức lòng người và nhờ thế lời bình như ít hơn, thưa hơn để nhường cho suy tư cảm nhận.

Lúc 16.30 ngày 23/6/2013, kênh truyền hình ANTV, trong chuyên mục “Phía sau bản án” có trình chiếu phim “Để có được chữ Duyên”. Đây là  phim thuộc thể loại  ký sự ngắn nói về một sự kiện của một bản án, nghiêng sâu về  khía cạnh tình tiết theo đúng nghĩa của nó, tương tự như  “Ký sự Pháp Đình”  của báo Tuổi Trẻ, rất nhiều cảm xúc.

Xem phần 1 bộ phim được phát trên ANTV

Với  “Để có được chữ Duyên”, nói lên câu chuyện gia đình và nhân thân của  tử tù Phạm Xuân Cường mà Tết Nguyên Đán vừa qua báo Pháp Luật Việt Nam có đăng bài “Phạm nhân thoát khỏi án tử hình nhờ niệm Phật” của hai tác giả Phương Nam và Chí Công.

Sau đó cũng được  các  báo mạng  đăng lại. Từ bài viết này, với nguyên bản nội dung đã được   đạo diễn, biên tập, dàn dựng  thành câu chuyện xuyên suốt, có phục dựng  lại  tình tiết vụ án bằng gam màu đen trắng , tạo thêm  hiệu quả  rất sinh động.

 Phạm Xuân Cường, phạm nhân thoát án tử hình

Câu chuyện ai cũng biết, cũng đọc qua với nhiều cung bậc cảm xúc. Ở đây, tôi chỉ muốn đề cập đến  yếu tố nghệ thuật của bộ phim này bằng góc nhìn riêng .

Đặc biệt, cao điểm của cảm xúc là trường đoạn trong  trại biệt giam, qua  ánh sáng yếu ớt rọi xuyên song sắt vào quyển kinh  mà phạm nhân Phạm Xuân Cường  mở ra, đặt trang trọng trên chiếc gối nằm được phủ bởi chính chiếc áo  kẻ sọc đặc trưng của nhà tù. Người xem nhìn thấy rõ anh đang mở những trang đầu của quyển kinh Nhật Tụng với bài Tán Lư Hương với  hàng chữ “Lư Hương Sạ Nhiệt-Pháp Giới Mông Huân-Chư Phật Hải Hội Tất Diêu Văn…” để rồi ống kính chậm rải đi nhẹ nhàng dần lên hình ảnh cung kính chắp tay của anh mà người xem có thể sẽ phài thốt lên: Hình ảnh cao độ của sự thành kính.

Những tiếng mõ, tiếng đọc kinh, hay những tiếng đại hồng chung   khoan nhặt , rải đều trong suốt  diễn biến câu chuyện, cũng đủ làm thổn thức lòng người và nhờ thế lời bình như ít hơn, thưa hơn để nhường cho suy tư  cảm nhận.

Những nhân vật như sư thầy Thích Trúc Thái Minh, luật sư, người hàng xóm vv… cũng góp mặt đan xen trong từng diễn biến. Điều đáng suy nghĩ là  không hề có  sự xuất hiện của  các cán bộ quản giáo hay lãnh đạo  trại giam phát biểu. Mà là những người  gần nhau ngoài xã hội như thuở anh chưa từng gây ra trọng án.

Xem phần 2 bộ phim được phát trên ANTV

Những người luôn tất bật trong quá trình  cố gắng tiếp cận  với lẽ phải, công bằng  từng ngày, mà chỉ có một hướng duy nhất là gởi đơn thư, tài liệu bản án  hầu xin Chủ tịch nước  ân giảm  án.
 Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thầy Thích Trúc Thái Minh

Hình ảnh cô em gái của Phạm Xuân Cường, tay bưng đĩa trái cây, vạch lau sậy  nơi một nghĩa địa hoang vắng, tìm đến ngôi mộ mẹ với lời bình vang lên  là anh mình nói sau này hãy đem anh về nằm kế mẹ, khiến lòng  người xem chùng lại.

Trong khi đó, ống kính thỉnh thoảng lại cho chúng ta thấy tại phòng biệt giam, hình ảnh  Phạm Xuân Cường ngồi  bên quyển kinh, thành kính chắp tay không lung lay  tâm  mình đã nguyện cùng quyển kinh mà chính nó đã đưa cuộc đời anh rẽ sang một hướng khác.

Điện ảnh  nếu được vận dụng đúng khả năng truyền tải của, đem đến hiệu quả rất lớn, giúp người xem tiến gần đến biên độ sự thật mà đôi khi sự thật đó ít ai ngờ tới. “Để có được chữ duyên” của kênh truyền hình ANTV đã làm được mà có lẽ không ít  đạo diễn Việt Nam hiện nay mơ ước; đó là  được người xem đón nhận và đánh giá rất cao, đánh được vào sự lay động của tâm thức.

Một bộ phim ký sự  mà người phật tử chúng ta nên xem, xem trước hết để tự hào về chân lý nhà Phật. Nếu các trang online Phật giáo tải được Video, chia sẻ được bộ phim để  giúp cho  tăng, ni, phật tử được tiếp cận nhanh hơn thì quý hóa quá). Một bộ phim rất hay.

Cũng như bộ phim, người viết xin chúc Phạm Xuân Cường  bình an trong những tháng ngày sắp tới. Tin rằng, anh sẽ là một người công dân tốt, một phật tử có  trải nghiệm sâu sắc, đời nhất, thật nhất.

TIN LIÊN QUAN
Dương Kim Thành

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm