Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/02/2017, 08:09 AM

Cambodia: Chính phủ nỗ lực truyền bá chính pháp đạo Phật

Ngài Him Chhem, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Phật giáo Campuchia vừa được Quốc hội chất vấn vào tuần vừa qua về những nỗ lực trong việc phát triển Phật giáo Campuchia, đồng thời phân loại những mối quan tâm, ảnh hưởng khác liên quan đến Phật giáo đối với nhân quần xã hội.

Ngài Him Chhem đã hiện diện trước Hội đồng Giáo dục và Văn hóa của Quốc hội với sự Chủ trì của Nghị sĩ Yem Ponhearith, thành viên Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP).
Giáo dục và đào tạo chư Tăng trẻ tuổi được quan tâm tại Campuchia
Thành viên Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP), nghị sĩ Yem Ponhearith cho biết mục đích chính thức và chủ yếu của phiên chất vấn liên quan đến Phật giáo, trong đó có cả việc tạo lập hàng rào gây tranh cãi gần khi Học viện Phật giáo tại NagaWorld(*), Phnom Penh trong thời gian gần đây, dù việc sau đó được nhanh chóng giải quyết.

“Ngài Him Chhem, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Phật giáo Campuchia đã tức khắc có ý kiến để các nhà đầu tư khu vực City Hall buộc phải phá bỏ, di dời hàng rào”. Thành viên Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP), Nghị sĩ Yem Ponhearith khẳng định: “Đây thực sự là một vấn đề hết sức nhạy cảm”.

Ngài Him Chhem, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Phật giáo Campuchia cho biết, Ông và Hội đồng còn tập trung vào các nội dung liên quan đến khả năng phát triển Phật giáo của Bộ trong điều kiện ngân sách hạn hẹp được cấp.

“Chúng tôi luôn quan tâm đến cách thức và phương pháp mà Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Phật giáo Campuchia có thể cung ứng cách sinh hoạt Phật giáo đến người dân nhằm khuyến khích họ thực hành sâu hơn nữa giáo lý Phật đà”. Nghị sĩ Yem Ponhearith nói: “Để nhận sự quy hướng của tất cả người dân, cần phải tạo dựng sự dung hợp giữa chủ thể là Phật giáo và các thành viên trong cộng đồng trên cơ sở những giá trị đạo đức tốt đẹp và thánh thiện”.

Tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, tăng sĩ Phật giáo đang sa sút trong thời gian gần đây bởi những vụ tai tiếng trên phương tiện truyền thông đại chúng, hiện tượng phạm pháp của một bộ phận Tăng sĩ Phật giáo. Tuy vậy, các tổ chức Giáo hội Phật giáo tại Campuchia hiện vẫn từ chối và chưa thừa nhận đó là sai sót mang tính hệ thống cần được điều chỉnh.

Một phương diện khác, Nghị sĩ Yem Ponhearith cho hay, Hội đồng do Ông phụ trách còn đề cập đên với Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Phật giáo Campuchia về các yêu cầu của chư Tăng trong việc cấp phát căn cước công dân để có những quyền cơ bản như bao người dân bình thường khác. Yêu cầu này được đưa ra bởi giấy Chứng nhận Tăng sĩ Phật giáo trong tương lai sẽ không được sử dụng cho việc bầu cử, ứng cử và tham gia quyết định các vấn đề của Quốc gia.

Ngoài ra, các chính sách, hướng vận động nguồn lực chăm lo, chi trả lương và những lợi ích khác cho lực lượng giáo viên trong các trường Phật học cũng được Nghị sĩ Yem Ponhearith và Hội đồng đưa ra. Qua đó, các ý kiến yêu cầu của Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Phật giáo Campuchia cần tạo cơ chế làm việc với Bộ Tài chính, lập Ngân sách chi trả lương cho giáo viên.

Trong phiên họp tiếp xúc với giới truyền thông ngay sau đó, Ngài Him Chhem, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Phật giáo Campuchia khẳng định sẽ có những quyết sách phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu hành đạo và sự nghiệp giáo dục giới Tăng sĩ Phật giáo: “Chính phủ luôn thể hiện sự quan tâm và đồng hành với các Chương trình phát triển Đạo pháp của Tăng đoàn nhằm tạo dựng sự ổn định và phát triển của Phật giáo được xem là Quốc giáo đối với Nhân dân Campuchia. Trong đó, các vấn đề về Đạo hạnh của giới Tăng sĩ Phật giáo và Giáo dục thuộc hệ thống Cơ sở Tự viện Phật giáo sẽ được xem trọng”.

95% dân số Campuchia đều theo đạo Phật. Hầu như 100% chính khách, thành viên hoàng gia, nhân sự chính phủ, đại biểu quốc hội Campuachia đều theo đạo Phật. Phật giáo có tác dụng đoàn kết chính trị ở Campuchia, nhưng ngược lại, chính trị lại có xu hướng phân hóa Phật giáo Campuchia.

Vì lợi ích của Quốc gia-Dân tộc, Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố Quốc gia Thống nhất, vun đắp sự Đoàn kết nội bộ giai cấp cầm quyền, góp phần lựa chọn những người ngồi trên Ngai vàng của Vương quốc Phật giáo Campuchia. Đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn đến các mặt văn hóa-xã hội như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, luật pháp…

Phật giáo đã gắn liền với sự hưng vong của vương quốc Campuchia, khi quốc gia hưng thịnh, Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao còn khi độc lập chủ quyền đã bị mất thì Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước. Sự có mặt của Phật giáo Campuchia đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của nước nhà, Cơ sở Tự viện Phật giáo ngoài việc là Trung tâm Văn hóa của bản làng còn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc, bảo vệ và xây dựng vẻ đẹp cho cuộc sống mọi người.

Ngày nay, Phật giáo vẫn là nền tảng văn hóa-xã hội của đất nước Campuchia. Có rất nhiều trường học do Cơ sở Tự viện Phật giáo đảm nhiệm, chư Tăng kiêm nhiệm làm thầy giáo. Thủ đô Phnôm-pênh xây dựng trường dạy tiếng Pàli cao cấp (1914); Năm 1930 thành lập viện nghiên cứu Phật giáo, sau đó vài năm lập ra “Tam tạng ủy viên hội” do chính phủ chỉ định, bao gồm rất nhiều vị học giả nổi tiếng, biên saonj in ấn thánh điển Pàli và dịch ra tiếng Campuchia.  có trường dạy tiếng Pàli sơ cấp (1933). Năm 1955 trường đại học Phật giáo được thành lập (Budhist University, Campuchia gọi là Preah Siharu Raja).

Vân Tuyền (Nguồn: Cambodia Daily-Tg: Khy Sovuthy)
-
(*)Nằm giữa vùng địa thế ven bờ đẹp như tranh vẽ của sông Mekong và Tonlesap tràn đầy sức sống, NagaWorld được thành lập vào năm 1995 tại Thủ đô của Campuchia, một thành phố giàu văn hoá lịch sử Khmer. Theo truyền thuyết, tên của NagaWorld bắt nguồn từ thần thoại rồng 7 đầu hay còn gọi là thần Naga. Rồng thần dũng mãnh được tin là luôn ẩn cư trong lòng sông và canh giữ kinh thành Phnôm Pênh. Người ta bảo rằng chỉ có thể thấy ngài xuất hiện khi cầu vồng toả sắc và nếu được như thế sẽ rất may mắn. Gợi lại hình ảnh may mắn nơi cuối chân cầu vồng, NagaWorld tượng trưng cho sự khởi đầu mới đầy hứa hẹn và thịnh vượng!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mở rộng phạm vi khai quật các tượng Phật bằng đồng cổ ở gần sông Mekong

Quốc tế 23:49 18/05/2024

Công tác khai quật tại một vùng cát gần sông Mekong đoạn chạy qua huyện Tonpheuang, tỉnh Bokeo, Bắc Lào, tiếp tục thu được những kết quả ấn tượng.

Tìm thấy pho tượng Phật cao 2 mét ở gần sông Mekong

Quốc tế 23:46 17/05/2024

Ngày 16/5, cơ quan chức năng Lào thông báo đã phát hiện một pho tượng Phật cao ít nhất 2m trong khi khai quật tại một vùng cát gần sông Mekong đoạn chạy qua tỉnh Bokeo, miền bắc nước này.

Chùa cổ 2.000 năm hé lộ lịch sử Phật giáo Trung Quốc

Quốc tế 17:28 16/05/2024

Chùa Ciyun ở Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, có lịch sử khoảng 2.000 năm. Ngôi chùa cổ này đóng vai trò như một kho lưu trữ phong phú các hiện vật lịch sử cho nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc dự lễ Phật đản, nói luôn nhớ lời Phật dạy

Quốc tế 10:08 16/05/2024

Sáng 15/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tham dự lễ Phật đản tại chùa Jogyesa (Tào Khê tự) ở trung tâm thủ đô Seoul. Ông nói sẽ luôn nhớ lời Đức Phật dạy và điều hành chính phủ công tâm.

Xem thêm